Chức Danh Chuyên Môn

Chức Danh Chuyên Môn

Bộ Nội vụ cho biết, tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung theo đề xuất của bộ quản lý ngành, lĩnh vực (Nghị định của Chính phủ không giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính).

THÔNG TƯHƯỚNG DẪN VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ; NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN DÙNG CHUNG; HỖ TRỢ, PHỤC VỤ TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN MÔN DÙNG CHUNG; HỖ TRỢ, PHỤC VỤ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

a) Vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính;

b) Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Vị trí việc làm quy định tại Thông tư này bao gồm: Danh mục vị trí việc làm; bản mô tả công việc và khung năng lực đối với từng vị trí việc làm.

1. Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức hành chính do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

2. Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo quy định của pháp luật.

1. Vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.

2. Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được áp dụng tương tự như đối với các vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính.

3. Vị trí việc làm được điều chỉnh phù hợp với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức và cấp quản lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành; cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm bố trí, quản lý và sử dụng hiệu quả biên chế công chức, số lượng người làm việc được giao theo vị trí việc làm, bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế theo quy định.

1. Danh mục vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý quy định tại Phụ lục I.

2. Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung quy định tại Phụ lục II, gồm:

c) Pháp chế (đối với vị trí việc làm phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được sử dụng chung với các vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành, lĩnh vực tư pháp);

d) Tổ chức cán bộ (tổ chức bộ máy và quản lý nguồn nhân lực), thi đua khen thưởng, cải cách hành chính;

Các quy định về danh mục vị trí việc làm tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều này được sử dụng chung với các vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực thanh tra, nội vụ.

3. Danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ quy định tại Phụ lục III.

1. Danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Phụ lục IV, gồm:

c) Tổ chức cán bộ (tổ chức bộ máy và quản lý nguồn nhân lực), thi đua khen thưởng (được sử dụng chung với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực nội vụ);

d) Văn phòng (trong đó có 02 vị trí về lưu trữ được sử dụng chung với vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực nội vụ);

2. Danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ quy định tại Phụ lục V.

1. Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý quy định tại Phụ lục VI.

2. Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung trong cơ quan, tổ chức hành chính quy định tại Phụ lục VII.

3. Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng như đối với các vị trí việc làm quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Riêng đối với vị trí việc làm Lưu trữ viên hạng III và Lưu trữ viên hạng IV được sử dụng chung với vị trí việc làm viên chức nghiệp vụ chuyên ngành lưu trữ thuộc ngành, lĩnh vực nội vụ.

4. Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính quy định tại Phụ lục VIII.

5. Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Phụ lục IX.

6. Khung năng lực và cấp độ của các vị trí việc làm, gồm:

Khung cấp độ của từng nhóm năng lực nêu trên được quy định tại Phụ lục X.

1. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức được bố trí tại các vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ hiện đang hưởng lương theo ngạch, bậc, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thì tiếp tục được thực hiện cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương theo quy định.

2. Đối với công chức, viên chức hiện đang giữ ngạch công chức hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cao hơn so với ngạch công chức hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm được quy định tại Thông tư này thì được bảo lưu cho đến khi có hướng dẫn mới về chế độ tiền lương theo quy định.

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để được hướng dẫn, giải quyết./.

Ngày 20/8/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 13/2012/TT-BYT hướng dẫn công tác gây mê - hồi sức. Thông tư này hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động gây mê - hồi sức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện phẫu thuật, thủ thuật có gây mê - hồi sức.

Theo đó, các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê - hồi sức là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2012/TT-BYT. Cụ thể bao gồm:

1. Bác sỹ gây mê - hồi sức là bác sỹ đã được đào tạo về chuyên khoa gây mê - hồi sức từ 18 tháng trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức là điều dưỡng viên có văn bằng chuyên khoa gây mê - hồi sức và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Kỹ thuật viên gây mê - hồi sức là kỹ thuật viên có văn bằng chuyên khoa gây mê - hồi sức và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

4. Điều dưỡng bộ phận phẫu thuật là điều dưỡng viên có giấy xác nhận đã được đào tạo về điều dưỡng phẫu thuật và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê - hồi sức. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 13/2012/TT-BYT.

Nội dung chủ yếu của Thông tư số 12/2022/TT-BNV

Quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được áp dụng tương tự như đối với các vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính.

- Vị trí việc làm được điều chỉnh phù hợp với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức và cấp quản lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành; cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm bố trí, quản lý và sử dụng hiệu quả biên chế công chức, số lượng người làm việc được giao theo vị trí việc làm, bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế theo quy định.

- Danh mục vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý.

- Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung, gồm: Thanh tra; Hợp tác quốc tế; Pháp chế; Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Kế hoạch, tài chính.

- Danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

- Danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: Hợp tác quốc tế; Pháp chế; Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Kế hoạch, tài chính.

- Danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

- Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý.

- Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung trong cơ quan, tổ chức hành chính.

- Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính.

- Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Khung năng lực và cấp độ của các vị trí việc làm, gồm: