Đóng Thuế Nhà Thờ Ở Đức

Đóng Thuế Nhà Thờ Ở Đức

Tiền Thuế Nhà Thờ (Kirchensteuer) ở nước Đức

Thế tiền lương ở Đức tính như thế nào?

Thuế tiền lương (Gehaltssteuer)ở Đức là một phần của thuế thu nhập cá nhân (Einkommensteuer), được tính trên mức thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân. Thuế tiền lương tại Đức được tính theo cấp bậc:

Để giảm đi số tiền phải đóng thuế, thì có thể dựa theo các khoản giảm trừ cơ bản được quy định trong luật giảm trừ thuế của Đức.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuế thu nhập ở Đức. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, người lao động có thể liên hệ trực tiếp với Intereducation theo số Hotline : 0903 79 11 86  để được giải đáp kịp thời!

Khi đức tin được tuyên xưng bằng… tiền bạc

Thật vậy, Kirchensteuer hay “thuế nhà thờ” là một vấn đề căng thẳng “trăm năm trong cõi” Giáo hội và Nhà nước, dù thể chế cộng hòa đã khẳng định sự tách biệt giữa tôn giáo và trần thế. Đức là một trong những nước còn duy trì thuế nhà thờ, dù số người giữ đạo của cả hai Giáo hội lớn là Tin Lành Luther và Công giáo La Mã đã giảm sút rất nhiều.

Bao lâu một công dân còn công khai tuyên xưng mình là tín hữu, thì nhân viên sở thuế cứ theo quy định mà thu tiền. Số tiền này sẽ được sử dụng theo các mục đích đã được thống nhất giữa nhà nước và các giáo hội, như phí hành chánh, lương cho các nhân viên mục vụ (trừ các linh mục vì hưởng lương nhà nước), xây dựng cơ sở, giáo dục, y tế và bác ái…

Tính cùng với khoản thu thường niên toàn quốc chừng 6 tỉ euro đối với Giáo hội Công giáo và 5,5 tỉ euro với Giáo hội Tin Lành thì con số này quả thật không nhiều. Trong khi các khoản chi cho nhân viên giáo xứ từ ông từ nhà thờ, người chăm lo mục vụ giáo lý, người đánh đàn… đã chiếm gần một nửa.

Số tín hữu ít thì tiền thu thuế nhà thờ sẽ giảm đi. Tuy nhiên với người Đức, một xu cũng là tiền và phải làm tới cùng cho ra lẽ! Vì đây là khoản thuế tự nguyện nên người tín hữu có quyền… không đóng thuế bằng cách ra khỏi Giáo hội và theo đó, các quyền được chăm sóc mục vụ cũng bị từ chối. Và cũng bởi bản tính tự trọng, ai đã công khai bước ra rồi thì không len lén quay lại.

Đối với một “nhân viên mục vụ” như tôi, vốn đến từ một nước nơi mà các tổ chức tôn giáo vận hành bằng cúng dường, bỏ tiền thau hay xin lễ, thì việc đóng thuế và “on/off ” trong đức tin bằng giấy tờ và tiền bạc là một điều mới lạ và… khó nghĩ.

Chợt nhớ ngày xưa Đức Giêsu cũng đã từng bảo Phêrô cạy miệng cá lấy tiền đóng thuế, nhưng bây giờ đành chịu vì làm gì có cá ngậm tiền như thời Đấng Mêsia. Dầu vậy, Đức Giêsu đã không ít lần phải đối diện với mối nan giải giữa tiền thuế và những giá trị Tin Mừng.

Thuế thu nhập cá nhân ở Đức tính như thế nào?

Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax –) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm. Ngay cả người nhận lương hưu mà vượt quá giới hạn vẫn phải đóng thuế thu nhập.

Thuế thu nhập cá nhân ở Đức áp dụng cho người Đức tính theo cấp bậc hay “thang bậc thuế”. Hiện nay, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tại Đức dao động từ 14% đến 42% và được tính trên mức thu nhập chịu thuế tăng dần.

Thuế thu nhập cá nhân ở Đức áp dụng cho người nước ngoài, bạn cũng phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, người có thu nhập từ nước ngoài đang sinh sống tại Đức có thể được miễn hoặc giảm thuế tại Đức.

Nếu tổng thu nhập của bạn ít hơn 8.130 EUR/năm, bạn sẽ được hoàn lại 100% các khoản thuế đã đóng nếu xuất trình được bản khai thu nhập cho Sở tài chính.

Ở Đức có những loại thuế nào? cần phải đóng

Theo thống kê hiện nay, mức đóng thuế tại Đức cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Bỉ. Trung bình một người độc thân tại Đức sau khi đóng các khoản thuế: thuế thu nhập cá nhân, thuế tiền lương, thuế nhà thờ…, thì còn phải đóng thêm các loại: bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí,… chỉ nhận được khoảng 53% tổng tiền lương. Trong khi đó, với các cặp vợ chồng có con cái, trung bình họ sẽ giữ lại 87 % tiền lương của mình.

Từ nguyên lý của đồng xu César…

Câu trích nổi tiếng trong Tin Mừng “của César trả về cho César, của Thiên Chúa trả lại cho Thiên Chúa” trở thành kim chỉ nam cho nhiều lý thuyết về mối liên hệ giữa chính trị và tôn giáo.

Nhiều Kitô hữu cũng hiểu rõ tầm quan trọng của sự phân biệt này. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, hai chuyện này gắn với nhau như hai mặt của một đồng xu. Giáo hội và xã hội là hai không gian không thể thiếu đối với người muốn có kinh nghiệm sâu đậm về Thiên Chúa. Đã có một thời trong thần học người ta nói đến “một đức tin dấn thân cho công bằng”, và cho đến nay điều ấy luôn luôn cần thiết và có ý nghĩa.

Tại Đức, các cộng đồng tôn giáo hưởng khoản thu từ “thuế nhà thờ” vẫn không xin Quốc hội bãi bỏ luật thuế này, nhưng cố gắng tái xây dựng sự khả tín của mình, hiệu quả và năng động hơn trong phục vụ, khoan dung và sáng tạo hơn trong tương quan với các tín hữu của mình.

Vì thế, bao lâu một tín hữu còn sống trong cuộc sống trần thế của mình thì César vẫn chưa nhận lại hết cái gì của ông ấy, cũng như Thiên Chúa vẫn chưa nhận lại hết những gì thuộc về Người. Tất cả vẫn đang chuyển động trong một tình trạng hết sức tương đối. Và một điều quan trọng hơn, người ta không thể mua được những gì thuộc về Thiên Chúa bằng những gì thuộc về César.

Tới đây câu chuyện thuế nhà thờ tại Đức đặt ra một câu hỏi quan trọng hơn. Làm thế nào người tín hữu thực thi sự công bình bằng của cải và tài chính của mình, trong tương quan với hai định chế làm nên đời sống của họ: Giáo Hội và Nhà nước? Bởi đóng thuế hay dâng cúng chỉ là một trong nhiều mô hình nói về thu nhập của tôn giáo và xã hội, và vì chúng gắn với lịch sử rất riêng của từng dân tộc hay Giáo hội địa phương nên hiển nhiên sẽ được thay đổi với thời gian.

Nhìn từ phía công dân hay tín hữu, việc đóng thuế hay dâng cúng đều nhằm đảm bảo những phúc lợi và duy trì vận hành cho cộng đồng. Nhìn từ phía nhà nước hay Giáo hội, việc hưởng tiền thuế hay dâng cúng tỉ lệ thuận với phẩm chất và hiệu quả phục vụ của các định chế đó. Mối tương quan duy hiệu quả này sẽ bị phá vỡ khi người đóng thuế hay dâng cúng không còn tìm thấy ý nghĩa trong hành vi này nữa… và ngược lại.

… Đến nguyên lý “đồng xu của bà góa”

Khi đưa ra lời nhận xét về đồng xu mà bà góa nghèo bỏ vào hòm tiền trong đền thờ, Đức Giêsu đã mở ra một nguyên lý mới về… đóng thuế nhà thờ. Nếu tiền thuế cuộc sống được tính trên mức thu nhập thặng dư hiện tại, thì đóng thuế theo kiểu Đức Giêsu lại dựa trên mức độ nghèo túng cơ bản của hoàn cảnh mình.

Bà cụ ấy đóng góp từ chính hoàn cảnh nghèo khó của mình. Cách nhìn trên của Đức Giêsu mang lại một sự giải phóng kép. Một đàng nó giải thoát người tín hữu khỏi tình trạng khó xử của mối công bằng khó thực hiện giữa nhà nước và Giáo hội để khám phá tình trạng nghèo nàn của mình. Đàng khác, nó cũng giải phóng các định chế, đặc biệt ở đây là Giáo hội, khỏi sự chờ đợi đóng góp của các tín hữu khi đến với Chúa, ngang qua trung gian của mình, để tự do hơn trong mức độ hữu hiệu phục vụ.

Nhìn bên ngoài, nếu là người đương thời, có vẻ Đức Giêsu là người “dị ứng” với chuyện đóng thuế nhà thờ hay “xin lễ với bao thư to”, nhưng kỳ thực, Đức Giêsu không chê chối những khoản đóng góp lớn của người giàu. Người chỉ muốn cân bằng khoản tiền nhỏ của người nghèo bằng tấm lòng của họ, vốn là điều kín kẽ, khó thấy và ít khoa trương hơn.

Tại Đức, các cộng đồng tôn giáo hưởng khoản thu từ “thuế nhà thờ” vẫn không xin quốc hội bãi bỏ luật thuế này, nhưng cố gắng tái xây dựng sự khả tín của mình, hiệu quả và năng động hơn trong phục vụ, khoan dung và sáng tạo hơn trong tương quan với các tín hữu của mình.

Cách nào đó, Giáo hội đã cố chuyển khoản thu nhập thuế nhà thờ vào sổ tiết kiệm Thiên Đàng bằng chính sự cải thiện trong phục vụ của mình. Đó là tinh thần của một Giáo hội muốn xây dựng Nước Thiên Chúa trong tư thế của một bà góa nghèo.

Một số giáo hội địa phương khác, trong khi không được đảm bảo bằng thuế nhà thờ, vẫn thịnh vượng hơn nhờ các dâng cúng quảng đại của giáo dân. Đó hẳn là điều đáng mừng. Điều cần tránh là đừng để cho Nước Thiên Chúa bị đồng hóa vào cái “hoành tráng” của thực tại Giáo hội ấy, cho bằng sự âm thầm “lấy thu bù chi” cho những người nghèo đang đến với Giáo hội, mà Giáo hội đang có liên hệ với họ qua những đồng kẽm nhỏ nhoi.

Lúc nãy, chúng ta đã nói “đồng tiền của César thì không mua được nước Thiên Chúa”, nhưng bây giờ phải thêm vào “nhưng người ta có thể hy vọng thấy Thiên Chúa khi cầm đồng tiền César với đôi tay bà góa”.

Bạn đã bao giờ tự hỏi với mức đóng thuế và bảo hiểm lên đến 47% của thu nhập, vì sao người Đức vẫn làm việc vui vẻ và không có một chút phàn nàn nào với các chính sách của chính phủ hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải vì sao lại có điều lạ lùng này!