Game Xây Dựng Thành Phố Trung Hoa

Game Xây Dựng Thành Phố Trung Hoa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tập trung nguồn lực đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ

Nhiệm vụ trọng tâm của Bắc Ninh trong thời gian tới là tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển; chuyển đổi và thu hút đầu tư vào nhóm ngành mới.

Phấn đấu trước năm 2030 tỉnh Bắc Ninh có 04 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong; 02 thị xã: Quế Võ, Thuận Thành; 02 huyện: Lương Tài, Gia Bình. Tỉnh Bắc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại I và trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Đồng thời, thực hiện thực chất, hiệu quả cải cách hành chính, chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khơi dậy khát vọng phát triển cho người dân và doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.

Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn

Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, Bắc Ninh sẽ chú trọng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, hình thành trung tâm điện tử hàng đầu Việt Nam gắn với công nghệ thông minh, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, có tác động lan tỏa để trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh và của cả nước. Đa dạng hóa, đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn, công nghệ thông tin, công nghiệp dược phẩm, y tế, thiết bị năng lượng tái tạo... nhằm nâng cao vị thế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Xây dựng Bắc Ninh trở thành trung tâm mua sắm, thương mại và tiêu dùng của vùng Thủ đô; thúc đẩy phát triển thương mại gắn với phát triển đô thị xanh, bền vững tạo không gian sống lý tưởng để thu hút nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng, bền vững; tập trung vào các ngành dịch vụ giá trị cao, có tiềm năng, lợi thế như: dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, logistics, tài chính và các dịch vụ hỗ trợ khác.

GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 346,6 triệu đồng/người

Mục tiêu phát triển đến năm 2030 Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương; là trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của khu vực phía Bắc; một trong những cực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, kết nối chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8% - 9%/năm; tỷ trọng GRDP của công nghiệp và xây dựng khoảng 72,7%; dịch vụ khoảng 21,7%; nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 1,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4,0%.

GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 346,6 triệu đồng/người. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 50 tỷ USD; nhập khẩu khoảng 42 tỷ USD.

Đến năm 2050, Bắc Ninh là thành phố trực thuộc trung ương, thuộc nhóm địa phương đứng đầu cả nước về quy mô kinh tế; một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thông minh hàng đầu châu Á và thế giới; là thành phố xanh, thông minh, hiện đại, đáng sống với trình độ phát triển cao, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc. Người dân được thụ hưởng các dịch vụ xã hội và chất lượng cuộc sống ngang với các nước phát triển trong khu vực châu Á.

Ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử

Bắc Ninh tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian, các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn gắn với giá trị văn hóa con người Bắc Ninh - Kinh Bắc; nâng cao vai trò quảng bá và giới thiệu hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh với bạn bè trong nước và quốc tế.

Với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, Bắc Ninh sẽ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp tuần hoàn gắn với công nghiệp chế biến, tham gia chuỗi giá trị; nâng cao năng suất, hiệu quả và tận dụng tối đa quỹ đất; đi đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Phát triển nông nghiệp đô thị, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ - du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nền nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Trước hết, có thể nói công tác lập quy hoạch để định hướng phát triển đô thị là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, hiện nay đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 đã được phê duyệt. Song song đó, các đồ án quy hoạch phân khu cũng được chú trọng thực hiện, hình thành nên các khu chức năng rõ rệt như: khu Hành chính tỉnh (phường Mỹ Bình), khu Hành chính thành phố, khu Thể dục thể thao (phường Mỹ Hòa), khu Thương mại – dịch vụ (phường Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước), khu Đô thị mới Tây Sông Hậu (phường Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý), khu nuôi trồng thủy sản (phường Mỹ Thới, Mỹ Thạnh)…. Theo đó, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị luôn được tập trung dồn sức, thể hiện rõ nét nhất là việc nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông, tạo sự kết nối liên hoàn giữa các khu vực, phá bỏ hẳn thế độc đạo gây ùn tắc giao thông như: đường Nguyễn Hoàng, đường Nguyễn Thái Học nối dài, đường Phạm Cự Lượng, đường Hùng Vương nối dài, Tỉnh lộ 943…. Bên cạnh đó, đề án nâng cấp hệ thống giao thông ngoại thành và bê tông hóa các con hẽm nội ô theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tạo thuận lợi cho người dân trong việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa.

Được sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương, thành phố đã bắt tay ngay vào việc chỉnh trang, nâng cấp với quyết tâm tạo diện mạo mới cho đô thị. Các tuyến kè khu vực Tỉnh ủy, kè sông Long Xuyên… ngoài chức năng chống sạt lở còn tạo nên vẽ mỹ quan đặc trưng của vùng sông nước, không chỉ nhận được sự hài lòng của người dân thành phố mà còn để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách khi đặt chân đến quê hương Bác Tôn kính mến. Nhiều công trình trọng điểm khác củng đã có những chuyển động tích cực với sự quan tâm sát sao của các ngành, các cấp như: Khu Hành chính Thành phố; khu Thể dục thể thao; dự án Cơ sở hạ tầng Tây sông Hậu; đường tránh thành phố…

Để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, kéo giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, thành phố đã chủ trương mời gọi đầu tư mở rộng đô thị theo quy chuẩn. Bên cạnh các khu dân cư vượt lũ thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia như: khu dân cư Hòa Thạnh, Hưng Thạnh, Tây Khánh... thì hàng loạt các khu đô thị mới được các doanh nghiệp đầu tư, trong đó phải nói đến là khu đô thị Sao Mai, Tiến Đạt, Thiên Lộc.... Thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, thành phố đã và đang dồn sức xây dựng xã Mỹ Hòa Hưng hoàn thành các tiêu chí vào năm 2015 và tiếp tục thực hiện ở xã Mỹ Khánh.

Trong 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố luôn ở mức cao, chiếm vị trí đứng đầu trong toàn tỉnh, bình quân từ 12 đến 14%. Lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 72%. Phát huy lợi thế vốn có, thành phố đã tập trung đầu tư và mời gọi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ theo hướng hiện đại, tập trung. Chỉ trong thời gian ngắn hàng loạt hệ thống bán buôn, bán lẻ đã ra đời như: Siêu thị Co.opMart, Metro, Nguyễn Kim, Nguyễn Huệ.... tổng doanh số mỗi năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, hệ thống các chợ truyền thống cũng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo mạng lưới phân phối hàng hóa rộng khắp toàn địa bàn với chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng.

Ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản không chỉ góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố mà còn giữ vai trò hỗ trợ tích cực cho ngành nông nghiệp gia tăng giá trị sản phẩm. Hiện cụm chế biến thủy sản Mỹ Quý có hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động, đáng chú ý nhất là Công ty Nam Việt, Cửu Long, Việt An.... với sản lượng hàng trăm ngàn tấn mỗi năm. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá nhỏ nhưng giá trị sản phẩm luôn ở mức cao, trong đó có sự liên kết sản xuất lúa Nhật trên diện tích hàng trăm hecta giữa Công ty Angimex và Kitoku, Chương trình phát triển vùng rau an toàn trên 15 hecta đã nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng, hứa hẹn diện tích càng mở rộng trong tương lai không xa.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc đầu tư kiên cố hóa trường lớp là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của thành phố nhằm hoàn thành Chuẩn quốc gia trong thời gian sớm nhất (đã có 13 trường đạt chuẩn theo quy định). Nhiều Chương trình y tế Quốc gia được triển khai thực hiện, mang lại kết quả khá tốt, có 13/13 phường xã đều đạt chuẩn y tế Quốc gia từ những năm trước. Các phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ phát triển rộng khắp và được ưu tiên đầu tư nhiều bộ môn là thế mạnh của thành phố; Đài truyền thanh thành phố vừa được thành lập đã phát huy được hiệu quả, chuyển tải nhiều chủ trương, chính sách của Đảng bộ đến toàn thể cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân thành phố.

Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đô thị thì việc nâng cao đời sống cho người dân là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ. Tính đến nay, thu nhập bình quân đầu người là hơn 71 triệu đồng, tăng hơn 10 lần  so với 15 năm trước. Đây cũng là yếu tố tác động tích cực góp phần làm giảm hộ nghèo trên địa bàn từ 6% còn 1,6% (1.085 hộ), đồng thời số hộ khá, giàu cũng tăng nhanh.

Các lĩnh vực công tác về quản lý nhà nước, cải cách hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và vận động quần chúng luôn được chú trọng, góp phần chung vào sự nghiệp phát triển thành phố mà Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ thành phố trong nhiều nhiệm kỳ đã đề ra.

Trước những thành quả đáng trân trọng đó, ngày 14 tháng 04 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 474/QĐ-TTg công nhận Thành phố Long Xuyên là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, sớm hơn kế hoạch là một năm. Đây là niềm tự hào, vinh dự của Đảng bộ và người dân thành phố, hơn bao giờ hết cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân tiếp tục ra sức xây dựng thành phố Bác Tôn kính yêu của chúng ta ngày càng phồn vinh, văn minh, hiện  đại.

Mười lăm năm qua, có thể nói là khoảng thời gian không mấy dài so với lịch sử hình thành và phát triển thành phố, nhưng nó đã đánh dấu một bước ngoặc khá quan trọng ghi nhận sự tập trung, nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự hỗ trợ của các sở, ban ngành cấp tỉnh trong việc xây dựng thành phố.

Giai đoạn phát triển tiếp theo là hết sức nặng nề, song với tinh thần đoàn kết thống nhất của toàn Đảng, toàn dân thành phố tin tưởng rằng sẽ tiếp nối những thành công rạng rỡ nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra là đạt Tiêu chí đô thị loại I vào năm 2020.

TRƯƠNG VĂN CHIÊM Chánh Văn phòng Thành ủy Long Xuyên

(Xây dựng) – Thành phố Bắc Giang triển khai xây dựng và đưa ra nhiều giải pháp giúp nâng cao năng lực quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội thông qua ứng dụng công nghệ. Trong đó, việc đưa vào vận hành Trung tâm điều hành đô thị thông minh (Trung tâm IOC) bước đầu đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực, đáp ứng được nhu cầu của chính quyền và người dân.

Những năm qua, từ Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tới các tỉnh, thành phố trong cả nước đều hết sức chú trọng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của chính quyền, hướng tới xây dựng chính phủ điện tử. Không nằm ngoài xu hướng đó, với chiến lược phát triển thành phố theo hướng đô thị xanh, thông minh, thành phố Bắc Giang đã đưa vào vận hành Trung tâm điều hành đô thị thông minh với tổng mức đầu tư hơn 27 tỷ đồng.

Trung tâm điều hành IOC TP Bắc Giang với hệ thống màn hình ghép, gồm 27 màn hình được điều khiển bởi hệ thống máy tính và bộ điều khiển màn hình trung tâm. Hệ thống máy chủ phân tích, xử lý dữ liệu bao gồm: 5 máy chủ phân tích xử lý các dữ liệu chuyên ngành IOC Flatform; 2 máy chủ phân tích xử lý thông minh an ninh trật tự - an toàn giao thông từ hệ thống camera của thành phố; 2 máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu và ứng dụng; 2 hệ thống máy chủ NAS, SAN để lưu dữ liệu lớn tập trung cho toàn bộ thành phố trong nhiều năm.

Hiện Trung tâm IOC của thành phố Bắc Giang đã vận hành với 2 phần mềm chính là nội bộ và thương mại. Trong đó hệ thống phần mềm nội bộ gồm 8 phân hệ là: Kinh tế - xã hội; hành chính công; xây dựng đô thị; tài nguyên môi trường; an ninh trật tự - an toàn giao thông; doanh nghiệp - thương mại; giáo dục; y tế. Hệ thống phần mềm thương mại thuộc lớp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong mô hình tổng thể giám sát camera, phần mềm sử dụng hệ thống camera hiện hữu của thành phố đã trang bị để lấy luồng dữ liệu đưa vào công tác phân tích, giám sát và cảnh báo sớm.

Đánh giá về hiệu quả bước đầu của Trung tâm IOC, ông Đào Công Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang cho biết, sau khi đi vào hoạt động, 8 phân hệ đã phát huy hiệu quả hết sức thiết thực, đóng góp tích cực cho công tác xây dựng đô thị xanh, thông minh của thành phố. Trung tâm đã cung cấp và phản ánh toàn diện các dữ liệu số của thành phố, phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo thành phố đối với các vấn đề trên địa bàn. Đồng thời, đây cũng là kênh thông tin giúp người dân nắm bắt, phản ánh các vấn đề xã hội, phát triển đô thị… qua đó, giúp các cơ quan chuyên môn của thành phố kịp thời kiểm tra và xử lý được các vấn đề còn tồn đọng, nâng cao sự tín nhiệm chính quyền đối với người dân.

Cũng theo ông Đào Công Hùng, để đảm bảo mục tiêu hướng tới đô thị xanh, giúp người dân có được bầu không khí với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất, thành phố Bắc Giang đã cho triển khai lắp đặt 3 trạm quan trắc môi trường tại các khu vực có tính chất nhạy cảm để xác định mức độ môi trường trên địa bàn gồm: Khu công nghiệp, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao, khu vực liên quan tới nông nghiệp có nguy cơ xảy ra ô nhiễm. Khi các dữ liệu phân tích có biểu hiện môi trường xấu, lãnh đạo thành phố sẽ trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện giải pháp để khắc phục môi trường.

Ngoài ra, trung tâm còn phát huy hiệu quả chức năng giám sát bằng việc kết nối hình ảnh, dữ liệu với 326 camera trên địa bàn thành phố. Từ đó, phục vụ công tác giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy…

Bức tranh toàn diện về quy hoạch

Theo UBND thành phố Bắc Giang, trong 8 phân hệ của Trung tâm IOC, xây dựng đô thị là một trong những phân hệ được người dân quan tâm và tương tác thường xuyên. Phân hệ xây dựng đô thị được chia làm 8 chỉ tiêu bao gồm: Tổng số công trình khởi công mới; bản đồ quy hoạch đô thị; tổng số giấy phép xây dựng được cấp và số công trình vi phạm quy định trật tự xây dựng trên địa bàn; tổng số công trình được chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng; số lượng và dân số đô thị; diện tích đất đô thị; dự án đầu tư phát triển đô thị; hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Chia sẻ rõ nét hơn về phân hệ này, ông Đào Công Hùng cho hay: Hiện nay, tất cả quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và những dự án đã được thành phố tích hợp chung vào mục quy hoạch, do đó người dân sẽ không phải đến Sở Xây dựng, UBND thành phố hay UBND các phường, xã để cập nhật thông tin về quy hoạch, thay vào đó, người dân có thể thông qua các thiết bị điện tử thông minh có kết nối internet để cập nhật quy hoạch mọi lúc, mọi nơi.

Không chỉ vậy, tại chỉ tiêu bản đồ quy hoạch đô thị, thành phố Bắc Giang cũng sẽ cập nhật đầy đủ về mật độ xây dựng, tầng cao, khoảng lùi, giao thông… từ đó sẽ giúp người dân có cái nhìn tổng thể về bức tranh quy hoạch của thành phố và dễ dàng tiếp cận các thông tin cần quan tâm.

Đối với vấn đề xử lý vi phạm trật tự xây dựng, thông qua app ý kiến người dân đô thị UBND thành phố sẽ tiếp nhận các phản ánh, khi xác minh và phát hiện vi phạm trật tự xây dựng sẽ tiến hành thiết lập hồ sơ, biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật. “Tại phân hệ xây dựng đô thị, chúng tôi cũng sẽ tiến hành đưa ra các số liệu thống kê số lượng các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, cũng như việc xử phạt, khắc phục sai phạm và sẽ được công khai để người dân cùng theo dõi, giám sát”, ông Hùng thông tin thêm.

Nói về những khó khăn, vướng mắc khi triển khai Trung tâm IOC thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang cho rằng: “Mặc dù đã đi học tập kinh nghiệm một số nơi, nhưng khi đưa vào triển khai chúng tôi vẫn còn gặp nhiều bỡ ngỡ, do đó các cán bộ phụ trách vẫn phải vừa học, vừa làm, vừa nghiên cứu. Thời gian tới, khi đã có kinh nghiệm chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cấp, triển khai giai đoạn 2, dự kiến vào năm 2024”.

Được biết, thời gian tới, UBND thành phố Bắc Giang sẽ tổ chức đánh giá hoạt động của Trung tâm IOC sau một thời gian vận hành; ban hành quy chế vận hành trung tâm. Mỗi phòng, ngành rà soát, đề xuất một dịch vụ thông minh của ngành, hướng đến mục tiêu để người dân được thụ hưởng dịch vụ tốt nhất. Cùng đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân biết về Hệ thống thông tin phản ánh hiện trường, Trung tâm IOC thành phố, góp phần xây dựng thành phố Bắc Giang xanh, thông minh theo đúng mục tiêu đã đề ra.

(Xây dựng) – Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023 do Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức đã khép lại (02/5/2023) gần 2 tháng nay, nhưng dư luận và bạn đọc Báo điện tử Xây dựng cho rằng các gói thầu thuê mướn, mua sắm tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ tổ chức vừa qua khuất tất cần làm rõ như Báo điện tử Xây dựng đã thông tin. Mới đây, Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ cho biết, gói thầu thuê dàn dựng gian hàng, nhà bạt có 02 đơn vị cùng tham gia (Công ty TNHH Mái hiên di động Thuận Tài Phát và Hộ kinh doanh Mỹ thuật Tấn Mười), kết quả Hộ kinh doanh Mỹ thuật Tấn Mười trúng thầu.

Trung tâm Phát triển du lịch Cần Thơ cho biết, sau khi được phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu triển khai công tác thuê mướn, mua sắm để tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023, theo Quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 20/4/2023, Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ thuê đơn vị tư vấn tổ chức đấu các gói thầu theo đúng quy định. Trong đó, có gói thầu thuê mướn, mua sắm để tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023 có thời gian đóng thầu vào ngày 27/4/2023.

Tuy nhiên, trong thời gian triển khai các gói thầu đã có đơn vị tự trang trí và lắp đặt các nhà không gian trên mặt bằng tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023. Sau khi rà soát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ chỉ đạo Trung tâm Phát triển du lịch nghiêm túc thực hiện theo quy định pháp luật liên quan đến các gói thầu tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023. Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra, trình báo cơ quan có thẩm quyền, đồng thời lập biên bản đơn vị sai phạm (Công ty TNHH Mái hiên di động Thuận Tài Phát) và đề nghị đơn vị tháo dỡ trả lại mặt bằng như hiện trạng ban đầu trong thời gian sớm nhất.

Sau khi kết thúc thời gian đóng các gói thầu theo quy định (ngày 27/4/2023), trong đó gói thầu thuê dàn dựng gian hàng, nhà bạt có 2 đơn vị cùng tham gia là Công ty TNHH Mái hiên di động Thuận Phát Tài và Hộ kinh doanh Mỹ thuật Tấn Mười (Đồng Tháp). Kết quả đơn vị trúng thầu theo báo cáo của đơn vị tư vấn là Hộ kinh doanh Mỹ thuật Tấn Mười với giá đầu tư 1.090.000.000 đồng.

Gói thầu xây dựng gian hàng, nhà bạt có thông thầu không?

Bạn đọc Báo điện tử Xây dựng cho biết, đến 15 giờ 30 ngày 27/4/2023 mới được công bố thầu nhưng Công ty TNHH Mái hiên di động Thuận Tài Phát (Công ty Thuận Phát Tài) đã ngang nhiên tiến hành thi công xây dựng gói thầu “Thuê dàn dựng gian hàng, nhà bạt” trên mặt bằng Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023, từ ngày 23/4/2023.

Sáng ngày 24/4, Phóng viên Báo điện tử Xây dựng có liên hệ với ông Nguyễn Hoàng Ơn, Giám đốc Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ về việc bạn đọc Báo điện tử Xây dựng có gửi hình ảnh và clip phản ánh doanh nghiệp đang xây dựng gian hàng tại Lễ hội bánh dân gian nhưng chưa đến ngày mở thầu, chưa biết doanh nghiệp nào trúng thầu mà sao doanh nghiệp này xây dựng như vậy. Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ biết không? Ông Nguyễn Hoàng Ơn, trả lời “Để chấn chỉnh…”.

Chiều ngày 24/4, ông Mai Ngọc Thuyết, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển du lịch Cần Thơ (phụ trách Dịch vụ, Phát triển sản phẩm du lịch) thông tin cho phóng viên Báo điện tử Xây dựng, đã cho doanh nghiệp tháo dỡ các gian hàng tại Lễ hội bánh dân gian rồi.

Tuy nhiên, sáng ngày 25/4, nhóm Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đến khảo sát thực tế thì hiện trường xây dựng không có tháo dỡ như thông tin ông Mai Ngọc Thuyết đã nói mà đang triển khai xây dựng nhiều hơn và các công nhân vẫn hối hả cưa sắt thép, lắp ghép các gian hàng…

Bạn đọc Báo điện tử Xây dựng thắc mắc, vì sao Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ cho doanh nghiệp xây dựng như vậy? Khi thông tin phản ánh của bạn đọc đến ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ, khi đó, ông Nguyễn Minh Tuấn ký ban hành Công văn số 1444/SVHTTDL-KHTC về việc nghiêm túc thực hiện theo quy định pháp luật liên quan đến các gói thầu tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023, gửi Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Công văn cho biết: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được phản ánh liên quan đến các gói thầu tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023 do Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư. Qua rà soát, nắm bắt tình hình thực tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Giám đốc Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ nghiêm túc thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu, tổ chức chấn chỉnh các hoạt động không phù hợp, đảm bảo tổ chức thành công Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023”.

Đến ngày 26/4, Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đã lập Biên bản số 238/BB-TTPTDL họp giải quyết vi phạm về thi công trái phép trên mặt bằng tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023. Theo kết luận Chủ tọa ông Nguyễn Hoàng Ơn, Giám đốc Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đề nghị: “Công ty TNHH MTV Mái hiên di động Thuận Phát Tài (Công ty Thuận Phát Tài) ngưng thi công và tháo dỡ hoàn trả mặt bằng để Trung tâm Phát triển du lịch tổ chức đấu thầu thi công gói thầu “Thuê dàn dựng gian hàng, nhà bạt tại Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023”. Ông Tôn Văn Lượng, đại diện Công ty Thuận Phát Tài thống nhất với hướng giải quyết của Trung tâm Phát triển du lịch và sẽ nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Điều bất thường tại Biên bản của Trung tâm Phát triển du lịch là buộc Công ty Thuận Phát Tài ngưng thi công và tháo dỡ hoàn trả mặt bằng nhưng không ghi rõ thời hạn nào tháo dỡ xong và khi nào trả mặt bằng. Trong khi đó, chiều ngày 27/4 sẽ mở thầu và theo Kế hoạch số 37/KH-UBND của UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023 sẽ tổ chức từ ngày 28/4-02/5/2023. Có phải Biên bản của Trung tâm Phát triển du lịch buộc Công ty Thuận Phát Tài ngưng thi công và tháo dỡ hoàn trả mặt bằng là để cho có và đối phó với các cơ quan thông tấn báo chí?

Vì sao Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ không tiến hành lập biên bản xây dựng trái pháp luật Công ty Thuận Phát Tài đề nghị ngưng thi công và trả mặt bằng ngay từ đầu xây dựng? Bạn đọc cho rằng phải chăng Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ “chống lưng” cho Công ty Thuận Phát Tài ngang nhiên xây dựng trái pháp luật khi gói thầu chưa được công bố ai trúng thầu?

Điều bất thường khác là đến 15 giờ 30 ngày 27/4/2023 mới được công bố đơn vị trúng thầu nhưng sáng ngày 27/4/2023, bạn đọc Báo điện tử Xây dựng đã thông báo cho nhóm Phóng viên Báo điện tử Xây dựng là gói thầu “Thuê dàn dựng gian hàng, nhà bạt” Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023, là ông Tấn Mười (Hộ kinh doanh Mỹ thuật Tấn Mười) trúng thầu sau khi thỏa thuận với Công ty Thuận Phát Tài đơn vị đã ngang nhiên tiến hành thi công xây dựng gói thầu “Thuê dàn dựng gian hàng, nhà bạt” trên mặt bằng Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023 từ ngày 23/4/2023. Sự thật là Ban tổ chức đã sử dụng gian hàng, nhà bạt Công ty Thuận Phát Tài xây dựng cho Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023. Dư luận nghi vấn, vì sao Công ty Thuận Phát Tài không phải là đơn vị trúng thầu nhưng không tháo dỡ công trình đã xây dựng? Có phải chăng Công ty Thuận Phát Tài và Hộ kinh doanh Mỹ thuật Tấn Mười đã thông thầu trong gói thầu “Thuê dàn dựng gian hàng, nhà bạt tại Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023”?

Hiện nay, bạn đọc Báo điện tử Xây dựng phản ánh Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ không chỉ vi phạm Luật Đấu thầu mà còn nhiều sai phạm khác trong công tác tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ X năm 2023, như: cho thuê gian hàng, ngày giao gian hàng, hợp đồng và nhiều hợp đồng chưa được Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ ký nhưng các nghệ nhân đã chuyển tiền, không phiếu thu, không xuất hóa đơn… Bạn đọc Báo điện tử Xây dựng cho rằng các cơ quan chức năng thành phố Cần Thơ sớm vào cuộc để làm rõ những “bê bối” tại Trung tâm Phát triển du lịch thành phố Cần Thơ mà dư luận đang quan tâm và bất bình.