Giáo Lý Dự Tòng Của Cha Ngô Phúc Hậu

Giáo Lý Dự Tòng Của Cha Ngô Phúc Hậu

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

“Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mt 26,41)

Nội dung các bài giáo lý dự tòng Công giáo trích theo sách "Giáo Lý Dự Tòng", tổng phát hành bởi Văn Phòng Huấn Giáo, Giáo phận Xuân Lộc, Tòa Giám Mục Xuân Lộc. Bài giảng cùng audio đi kèm, xin Quý Anh/Chị lưu ý: nội dung audio khái quát sẽ không thể thay thế cho những giờ học thực tế của Anh/Chị trên lớp cùng sự hỗ trợ, giải đáp chi tiết của Quý Thầy/Cô Giáo Lý Viên. Xin trân trọng.

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um

Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.

Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.

Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.

Lớp Giáo Lý dự tòng khóa 14 (từ 06/02/2023 đến 19/06/2023) của giáo xứ Tân Định sẽ khai giảng vào tối thứ hai 06/02/2023 lúc 19:00. Lớp Giáo Lý Hôn Nhân khóa 14 (từ 06/02/2023 đến 19/06/2023) sẽ khai giảng vào tối thứ sáu 10/02/2023 lúc 19:00.

Thời khóa biểu cho các lớp cụ thể như sau:

+ Giáo lý dự tòng: Thứ hai và thứ tư từ 19:00 đến 20:45 + Giáo lý hôn nhân : Thứ sáu từ 19:00 đến 20:45

Khóa học sẽ kết thúc vào 19/06/2023, xin ghi danh tại Văn phòng Giáo xứ trước ngày thứ sáu 03/02/0223. Đăng ký trễ xin vui lòng học khóa sau.

Lm. Chánh xứ Phaolô Nguyễn Quốc Hưng

THÁNH LỄ I. LỜI CHÚA “Đây là điều Chúa Giêsu đã dạy tôi, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy Bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hy sinh vì anh em; […]

“Trong năm 2019, Ban Giáo lý Giáo Phận Sài Gòn sẽ học hỏi và thảo luận về cách thế đồng hành với người dự tòng để giúp họ chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Khai Tâm. Đồng thời cuối năm nay, sau các buổi học hỏi, hy vọng sẽ hình thành giáo trình Giáo lý Dự Tòng”; đó là tâm nguyện của Linh mục (Lm) Phêrô Nguyễn Văn Hiền - Trưởng Ban Mục vụ Giáo lý Tổng Giáo phận Sài Gòn (TGP.SG)

Theo lịch trình sẽ có 4 buổi học hỏi như thế trong các ngày thứ Bảy: 23/3, 22/6, 21/9 và 21/12/2019.

Buổi học hỏi thứ I đã được tổ chức và khởi sự vào lúc 8g ngày 23/3/2019, tại Trung Tâm Mục Vụ TGPSG. Nội dung: ‘Tâm thức tôn giáo của người Việt (Ông Trời) và của người Do Thái (Thiên Chúa duy nhất)’.

Tham dự buổi học hỏi có khoảng 80 người gồm các giáo lý viên và những người có liên quan đến giáo lý. Đồng hành với các tham dự viên có Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền và hai Tiểu ban Giáo lý Dự Tòng và Giáo lý Hôn Nhân (GLV DT & HN).

Sau phút Thánh hóa, các tham dự viên được chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một đề tài, hay một nhân vật trong Kinh Thánh theo nội dung mà cha Trưởng Ban Giáo Lý đã gợi ý: “Đâu là hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng người Việt Nam qua tín ngưỡng thờ Trời và đạo Hiếu. Kinh Thánh cho thấy niềm tin của ông Abraham, Giuse, Môsê, Đavít, Isaia và Đức Maria thế nào? Qua từng đề tài trên, giáo lý viên có thể chia sẻ, trình bày cho những người dự tòng những gì về niềm tin vào Thiên Chúa của các nhân vật ấy và Người là Đấng thế nào?”

Tiếp theo, cha Trưởng Ban vui mừng thông báo: Trong năm 2018, GLV DT & HN đã học hỏi thảo luận về đề tài Hôn nhân, được sự đóng góp ý kiến của các anh chị em đang làm công tác GLHN, đặc biệt là của anh Phêrô Tạ Đình Vui; đã hình thành Bản thảo GLHN, gởi cho HĐGMVN góp ý. Cha hy vọng cuối năm nay, sau các buổi học hỏi, sẽ hình thành cuốn giáo trình giáo lý Dự tòng, làm kiểu mẫu trong Giáo phận SG.

Cha Phêrô khẳng định: “Giáo lý Dự Tòng là giáo lý kiểu mẫu cho mọi hình thức giáo lý trong Giáo Hội”. Đó là một sự giáo dục toàn diện (qua 4 giai đoạn và 3 nghi thức), đưa người dự tòng vào trong cộng đoàn; học biết, sống với Thiên Chúa nhờ đó trở thành môn đệ của Chúa. Cha nói tiếp: “Hôm nay chúng ta đảm nhận phần Giai đoạn Tiền Dự Tòng  và Giai đoạn Dự Tòng  . Người dự tòng học biết, khám phá đời sống tâm linh (tương giao với Thiên Chúa) của các các tổ phụ, thủ lãnh, ngôn sứ, người Do Thái.”

Cha cũng lưu ý GLV khi hội thảo là cùng giúp nhau học hỏi, lắng nghe nhau. Cũng vậy GLV giúp người dự tòng hiểu rằng khi đọc Lời Chúa là gặp gỡ chính Chúa, tìm hiểu Ngài là ai, Ngài đẹp thế nào trước khi mình làm gì để đáp lại Tình Yêu Thiên Chúa. Thêm nữa, lắng nghe Chúa Thánh Thần nói trong người dự tòng, theo ngôn ngữ chia sẻ của chính họ. Cuối cùng là Lượng giá, sau một buổi học giáo lý dưới tác động của Chúa Thánh Thần, xét xem các dự tòng lớn lên trong tương giao mật thiết với Chúa Giêsu thế nào. Đó là ý hướng để thảo luận, theo cha Phêrô.

Sau 1 giờ thảo luận nhóm, lúc 10g, 8 nhóm đã quy tụ lại và lần lượt trình bày bản đúc kết của nhóm. Dưới đây là những ý chính của đúc kết các nhóm:

Đề tài 1: Tín ngưỡng của người Việt

“Niềm tin vào Ông Trời và đạo hiếu đối với người VN”. “Ông Trời” rất gần gũi trong đời sống tâm linh của người VN, được thể hiện trong văn hóa, văn học và đời sống. Hầu như nhà nào cũng có bàn thờ kính Thiên và kính Tiên, hoặc ít nhất có trong tâm thức của họ. Thờ Trời và hiếu thảo với cha mẹ trở thành Đạo của người Việt. Thiên Chúa đã gieo vào lòng con người khát vọng Chân Thiên Mỹ và ban cho họ khả năng nhận biết Ngài. Vì thế, trong tâm thức người Việt, cách riêng qua tín ngưỡng thờ Thần, Thờ Mẫu, và Ông Trời, người Việt đã khám phá ra một Thiên Chúa duy nhất được gọi là Ông Trời. Dù khi các tôn giáo du nhập bên ngoài như Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo cũng không hủy diệt được niềm tin của người Việt, nhưng giúp người Việt hiểu rõ hơn niềm tin vào Ông Trời, đã chi phối toàn bộ cuộc sống của họ. Người Kitô hữu tin rằng mọi người được Thiện Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh của Ngài, trong tương quan Ngài là Cha và mọi người là anh em. Và Chúa dạy phải hiếu thảo với cha mẹ thì Ngài sẽ ban cho ta hạnh phúc (Xh 20,12).

Đề tài 2: Thiên Chúa duy nhất (St 12,1-9)

Qua những câu chuyện trong Kinh Thánh, người GLV giúp cho người dự tòng hiểu biết về tín ngưỡng của người Do Thái và hiểu được tâm linh của người Do Thái. Trong bối cảnh văn hóa và niềm tin Do Thái, Chúa Giêsu đã trình bày về Thiên Chúa như sau:

Lịch sử dân Do Thái bắt đầu từ Abraham, ông là người đã đáp lại kế hoạch của Thiên Chúa, rời bỏ xứ sở, ra đi đến vùng đất Chúa chỉ cho và Chúa hứa bênh đỡ ông, ban cho ông một dòng dõi đông như sao trên trời, mặc dù khi đó ông đã 75 tuổi. Khi đến được vùng đất Canaan, nơi Chúa chỉ, ông đã lập bàn thờ kính Đức Chúa - Là Đấng yêu thương, ban phúc lành và sự thịnh vượng. Cần giới thiệu với dự tòng: “Thiên Chúa là Thiên Chúa của Abraham, là Đấng duy nhất. Ngài rất mực yêu thương. Thiên Chúa cũng có kế hoạch dành cho bạn. Lời Thiên Chúa hứa thì Ngài thực hiện. Điều duy nhất Chúa muốn bạn là đặt niềm tin vào Thiên Chúa và đáp lại lời mời gọi của Ngài.”

Đề tài 3: Thiên Chúa là Đấng quan phòng (St 45,1-8)

Vì ghen tị, các anh của Giuse hãm hại, bán ông sang Ai cập. Nhờ tài giải thích chiêm bao, cho các quan và cho Pharaoh, ông được đặt làm quan cai quản toàn cõi Ai cập. Lúc bấy giờ, tại quê cha bị nạn đói nên tìm sang Ai cập mua lúa. Gặp lại các anh, ông không thù hận mà nói: “Chính để là phương cứu sống mà Chúa đã sai tôi đi trước các anh”. Thiên Chúa là Đấng quan phòng. Dù mọi sự có thể xảy ra không như ta mong đợi, Thiên Chúa vẫn hoàn toàn có thể uốn thẳng những đường cong, biến sự dữ thành sự lành (Al 116).

Đề tài 4: Thiên Chúa là Đấng giải thoát (Xh 3,1-12; Xh 14,15-31)

Thiên Chúa là Đấng luôn đi bước trước. Thấu hiểu nỗi khốn cùng của dân Israel bị nô lệ Ai Cập, Thiên Chúa mời gọi Môsê cộng tác cứu dân. Tin vào lời hứa và sự trợ giúp của Thiên chúa mà ông đã đưa dân vượt qua Biển Đỏ, đi về miền Đất Hứa. Môsê luôn ý thức mình là khí cụ Thiên Chúa dùng để giải thoát dân. Môsê cũng là trung gian của Thiên Chúa với Israel. Qua những gì Thiên Chúa làm nơi ông Môsê, Thiên Chúa cũng đã và đang thấu hiểu để giải thoát mọi người chúng ta khỏi sự dữ.

Đề tài 5: Thiên Chúa là Đấng lãnh đạo dân (1Sm 16, 1b-13; 2Sm7, 1-4. 9-13)

Thiên Chúa chọn và đặt Đavít làm vua cai quản dân Israel. Qua ông, Thiên Chúa đã thống nhất 12 chi tộc Israel và làm cho Israel trở nên hùng mạnh. Chính Thiên Chúa là Đấng đã lãnh đạo Dân. Từ đó dẫn đến ý thức rằng: Mình được Thiên Chúa yêu thương chăm sóc và dẫn qua trung gian của những người được Thiên Chúa tuyển chọn để cộng tác với Ngài chăm lo cho mọi người.

Đề tài 6: Thiên Chúa là Đấng Cứu độ (Is 6,1-8 ; Is 9,1-6)

Thiên Chúa đã chọn Isaia làm ngôn sứ loan báo cho vua biết ý định của Người và loan báo cho dân biết Người sẽ giải thoát khỏi tối tăm nơi lưu đày Babilon và đưa vào miền ánh sáng bằng cách ban cho họ Vị cứu tinh từ dòng dõi Đavít -  Đấng Emmanuel - được hạ sinh bời người phụ nữ. Chúng ta ý thức việc Thiên Chúa chọn, mời gọi ta đáp lời, Ngài ban ơn và trao cho ta sứ mạng làm ngôn sứ cho Chúa.

Đề tài 7: Niềm tin của Đức Maria (Lc 1, 26-38)

Niềm tin của Đức Maria có nền tảng từ cha mẹ là ông Gioan Kim và bà Anna. Mẹ có niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa và đã đáp lời Sứ Thần: “Này tôi là tôi tớ của Người. Tôi xin vâng như lời Sứ Thần truyền”. Mẹ tin Thiên Chúa là Cha nhân từ,  Đấng quyền năng, luôn nâng đỡ và đồng hành với Mẹ. Đúc kết tất cả về Mẹ được thể hiện qua bài ca Manificat. Cuộc đời người tín hữu là có Chúa chiếm vị trí quan trong nhất trong đời; thứ hai là hành trình “xin vâng”.

Các Mác nói: “Tôn giáo là linh hồn của xã hội không tôn giáo.” Còn trong sách Giáo lý Công giáo có nói: “Mỗi người là một hữu thể tôn giáo.” Như thế, tôn giáo có trong mỗi con người. Trong tiềm thức, con người có tên gọi của Đấng mà mình tin thờ. Nói với người dự tòng về các tổ phụ, các vua, nhóm có 3 câu trả lời đó là: Thứ nhất, không áp đặt Thiên Chúa của tôi cho họ, mà với tư cách là người đồng hành; Thứ hai, định hướng niềm tin cho người dự tòng. Niềm tin đó được thể hiện qua Abraham; Thứ ba, củng cố niềm tin của người dự tòng qua hình ảnh của Isaac, là người Thiên Chúa thực hiện lời hứa ban cho một dòng dõi kế thừa niềm tin của Abraham. Tấn phong vương Đavít, Thiên Chúa đã hiện lời hứa ban cho dân một vua nối tiếp niềm tin Abraham. Mỗi nhân vật mà chúng ta trình bày đều có một sứ vụ. Mỗi người dự tòng đều có nhiệm vụ, được Thiên Chúa ân ban và mời gọi mỗi người mỗi cách để làm chứng cho Ngài qua cuộc sống của mình. Mỗi nhân vật đều có nét nổi bật. Nổi bật về niềm tin, trong Cựu ước có Abraham, trong Tân ước có Đức Maria. Cuối cùng, những dẫn dắt đi từ Kinh Thánh Cựu ước đến Tân Ước luôn cần cầu xin Thiên Chúa ban cho người GLV, cho người dự tòng trên đường khám phá Thiên Chúa họ gặp gỡ được Thiên Chúa và nói lời “Xin vâng” với Ngài.

Buổi học hỏi kết thúc lúc 11g30, ngay sau đó là Thánh lễ do cha Trưởng BGL chủ sự. Sau Thánh lễ, mọi người cùng chia sẻ bữa cơm Agape.

Trong Thánh lễ lúc 10 giờ 00, Chúa Nhật, 22.10.2023, tại Nhà thờ Thái Hà, Tổng giáo phận Hà Nội đã có 21 anh chị em tân tòng vừa được lãnh nhận các Bí tích khai tâm để trở thành con cái Chúa trong Giáo hội Công giáo. Thật ý …

TGP TP.HCM: Gặp gỡ anh chị em Dự tòng và Giáo lý viên phụ trách Giáo lý Dự tòng

TGP TP.HCM (1.03.2010) – Nhằm tạo cơ hội cho anh chị em Dự tòng và Giáo lý viên phụ trách Giáo lý Dự tòng được gặp gỡ các Giám mục trong Giáo phận để sống mầu nhiệm Hiệp thông trong Giáo Hội, Ban Giáo lý TGP.TPHCM –do cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền làm Trưởng ban– đã tổ chức cuộc gặp gỡ Mùa Chay dành cho tất cả anh chị em Dự tòng và Giáo lý viên. 

Buổi gặp gỡ diễn ra tại Trung tâm Mục vụ TGP chiều Chúa nhật thứ 2 mùa Chay, 28-02-2010, quy tụ khoảng 2.000 người gồm gần 1000 dự tòng cùng những người đỡ đầu đến từ 36 giáo xứ trong giáo phận, 120 giáo lý viên, cùng với thân hữu của các anh chị dự tòng.

Phần chuẩn bị tại Hội trường GB. Phạm Minh Mẫn lúc 16g giúp mọi người hiểu rõ ý nghĩa của cuộc họp mặt với Đức Hồng Y và Nghi thức Tuyển chọn.

Tiếp theo, trong phần giải lao, các tham dự viên thưởng thức phần trình diễn của các ca sĩ, nghệ sĩ diễn tả niềm hạnh phúc của “những người tin” với những bài ca đầy hân hoan và tin tưởng tha thiết.

Lúc 18g20, cộng đoàn vui mừng chào đón Đức Hồng y Gioan Baotixita và Đức cha phụ tá Phêrô. Hai vị chủ chăn đã trò chuyện thân mật với cộng đoàn, giải đáp những thắc mắc liên quan đến bí tích Rửa tội và việc sống đạo.

Sau đó, Đức Hồng y đã chủ tế Thánh lễ cùng với Đức cha phụ tá và quý cha.

Trong bài giảng, Đức cha phụ tá ngỏ lời với cộng đoàn về ý nghĩa của mùa Chay, thời gian để thực hiện cũng như làm mới lại chọn lựa căn bản của người Kitô hữu, nghĩa là chọn lựa Thiên Chúa và từ bỏ tội lỗi, thoát khỏi vòng nô lệ của tội để bước vào miền đất tự do của người được Thiên Chúa tuyển chọn. Đó cũng là cuộc xuất hành mới, ra khỏi cái tôi ích kỷ của mình và mở ra cho Thiên Chúa và anh chị em.

Tiếp theo, sau phần chia sẻ Lời Chúa, là nghi thức tuyển chọn do Đức Hồng y chủ sự. Có 457 anh chị dự tòng đã được chính thức tuyển chọn để sẵn sàng lãnh nhận bí tích Rửa tội trong Đêm Vọng Phục sinh 2010.

Cuộc gặp gỡ và Thánh lễ kết thúc lúc 20g30. Trước khi chia tay, Đức Hồng y đã chụp hình chung kỷ niệm với tất cả các dự tòng. 

© Giáo Phận Đà Lạt - Ban Truyền Thông

HƯỚNG DẪN  SỬ DỤNG SÁCH GIÁO LÝ DỰ TÒNG

“Sách Giáo Lý phải trình bày một cách trung thành và có hệ thống giáo huấn của Thánh Kinh, Truyền Thống sống động trong Hội Thánh và Huấn Quyền đích thực, cũng như gia sản thiêng liêng của các Giáo Phụ, các thánh nam nữ của Hội Thánh, để có thể giúp người ta hiểu biết hơn về Mầu nhiệm Kitô giáo và làm sinh động đức tin của dân Thiên Chúa.”

(Tông hiến KHO TÀNG ĐỨC TIN số 3,

Dạy đức tin là đưa người ta đến với Chúa Kitô và gặp được Ngài bằng cách sống đạo. Biết mà không sống hoặc không có cơ hội hay thói quen đưa đến thực hành là một thiếu sót.

Vì thế chúng tôi theo đường lối dẫn giải sau đây:

I. DIỄN TIẾN MỘT TIẾT DẬY GIÁO LÝ:

II. TRÌNH BẦY CÁC PHẦN TRONG DIỄN TIẾN TRÊN:

Giúp cho Dự Tòng cầu nguyện bằng cách đọc thuộc các Kinh thông dụng. Đầu giờ học nên dành ra khoảng 5 phút để đọc một loạt các kinh thông dụng; chẳng hạn: Kinh Chúa Thánh Thần, Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, Tin, Cậy, Mến, Ăn năn tội… hoặc thêm kinh này bỏ kinh kia, và lời cầu nguyện của bài học lần trước.

Dĩ nhiên, việc học kinh là quá dễ dàng không cần phải tốn thì giờ, song cũng đừng quá trông chờ vào việc tự học riêng. Tốt hơn hết, nên lợi dụng thời gian theo học ở lớp để vừa học kinh vừa cầu nguyện, và vừa học vừa nhớ bài. Ngay cả việc làm Dấu Thánh Giá cũng nên tập ngay từ đầu cho các Dự Tòng làm chậm rãi với tất cả sự ý thức về đức tin mình tuyên xưng. Thói quen cầu nguyện sẽ tạo thành truyền thống, và truyền thống sẽ giúp ích rất nhiều cho đời sống đạo.

Sau phần cầu nguyện đầu giờ là phần công bố Lời Chúa. Lời Chúa được công bố là số chương, số câu ghi ở đầu bài. Có bài phần công bố Lời Chúa chỉ có một câu. Trường hợp Lời Chúa có nhiều câu, chúng tôi ghi lại câu tóm lược ý chính của đoạn Lời Chúa để dễ gợi ý, dẫn giải.

Trước khi công bố Lời Chúa, chúng ta dùng một câu chuyện hoặc một sự kiện thời sự hoặc một vài lời gợi ý để giúp người dự tòng chuẩn bị tâm hồn lắng nghe Lời Chúa.

*  Giáo lý viên hay người dự tòng công bố.

*  Kết thúc đọc : Đó là Lời Chúa.

– Giúp cho Dự Tòng nhớ những điều căn bản ngay tại lớp. Đầu tiên là nhắc lại quyết tâm của bài học lần trước để các dự tòng tự kiểm. Dành phần lớn thời gian buổi học cho việc ôn lại các điểm chính yếu đã học lần trước hoặc từ đầu khoá học, theo cách tổng hợp, liên kết các bài học. Ôn tập bằng cách đặt ra những câu hỏi cho các Dự Tòng để nắm chắc sự lĩnh hội của từng Dự Tòng. Ghi lại trên bảng những ý chính bằng những sơ đồ giúp liên tưởng và dễ nhớ. Sau đó mới trình bày bài mới một cách chi li từng vấn đề, lâu lâu lại tóm lược ý chính và không ngại nhắc đi nhắc lại những câu hỏi tóm lược để Dự Tòng có thể thuộc bài ngay tại lớp; và hướng họ đến những quyết tâm hoán cải cụ thể. Mục đích là biết những điều chính yếu cách mạch lạc thì hơn là chồng chất những chi tiết tản mạn.

– Giúp cho Dự Tòng làm quen với sách Thánh Kinh. Thánh Kinh Cựu Ước không dễ có trong tầm tay của các Dự Tòng, vì thế chúng tôi cho trích các đoạn văn quan trọng liên hệ đến lịch sử cứu độ thời Cựu Ước. Thánh Kinh Tân Ước thì khá phổ thông, hoặc ít ra Giáo Lý Viên cũng có thể mang tới cho Dự Tòng tham khảo tại lớp.  Dạy cho các Dự Tòng biết cách mở sách Thánh Kinh, biết cách trích dẫn các số chương số câu, và yêu cầu một Dự Tòng đọc hoặc cả lớp đọc các đoạn Thánh Kinh liên hệ tới bài học. Vì thế, tập sách này phải được truyền đạt kèm theo cuốn Tân Ước. Thi thoảng có thể kết thúc giờ học bằng cách cho các Dự Tòng cùng đọc một đoạn Thánh Kinh, kèm theo lời cầu nguyện dẫn giải của Giảng Viên.

– Giúp cho Dự Tòng theo học một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu bằng những câu chuyện, những hình ảnh (rất cần một bản đồ nước Do Thái), những so sánh, những ví dụ cụ thể …, nhất là một số bài hát (hát cũng là một cách cầu nguyện tốt và có âm hưởng trong đời sống).

Sau khi đã hiểu bài giáo lý,chúng ta dẫn người dự tòng đến gặp gỡ Chúa qua những giây phút cầu nguyện.

Nên cho người dự tòng đọc nhiều lần câu tóm lược để họ nắm vững ý chính và thuộc lòng ngay tại lớp.

Từ bài học giáo lý,chúng ta rút ra một quyết tâm sống. Chúng ta có thể dựa vào quyết tâm được đề nghị trong sách hoặc tùy hoàn cảnh của người dự tòng đưa ra một quyết tâm phù hợp và đề nghị họ sống trong tuần. Lần sau,khi học bài mới,chúng ta sẽ giúp họ xét lại xem họ đã sống quyết tâm đó như thế nào.

Chúng ta cho người dự tòng đọc các kinh như : kinh Tin kính, Cám ơn, Trông cậy, Ba câu lậy, hoặc lần hạt một chục.

III.  GIÚP NGƯỜI DỰ TÒNG LÀM QUEN VỚI SINH HOẠT TÔN GIÁO

–Giai đoạn I : Nghi thức Tiếp Nhận Dự Tòng và Xức Dầu Dự Tòng được cử hành sau khi đã học được một thời gian ngắn.

–Giai đoạn II : Nghi thức Ghi danh, Tuyển Chọn và Trao Kinh Tin Kính và kinh Lạy Cha, sau khi đã học (gần) xong Giáo lý đức tin.

–Giai đoạn III : Cử hành ba bí tích khai tâm gia nhập Hội Thánh Công Giáo. Trong thời gian này vừa ôn tập, vừa bổ túc, và có thể học thêm Giáo Lý Hôn Nhân trước khi được Rửa Tội.

Cả ba giai đoạn này nên cử hành trong thánh lễ của cộng đoàn, có sự hiện diện của người đỡ đầu và thân nhân, để Giáo Xứ hiệp thông và cầu nguyện cho các Dự Tòng. Lợi dụng lúc tập các nghi thức này để giới thiệu cụ thể với các Dự Tòng về địa điểm, tượng ảnh, ý nghĩa vật dụng, cách bái lạy, đi đứng trong nhà thờ.

Một Dự Tòng siêng năng kèm theo một chút thông minh có thể tiếp thu Giáo Lý Đức Tin trong một thời gian rất ngắn, nhưng chưa hẳn là đã xác tín để theo đạo và sống đạo. Thời gian học Giáo Lý Dự Tòng phải kéo dài ít nhất trong 3 tháng, mỗi tuần học 2 buổi, mỗi buổi một bài.Có như vậy, mới mong giúp cho các Dự Tòng có một xác tín tôn giáo để rồi khi đã lựa chọn thì dấn thân đi đến cùng.

Nhân danh Cha + và Con và Thánh Thần . Amen.

(hoăc): Nhân danh Chúa Cha + và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.

(dấu kép): Lạy Chúa chúng con, vì dấu + Thánh Giá, xin chữa + chúng con, cho khỏi + kẻ thù. Nhân danh Cha + và Con và Thánh Thần. Amen.

Cúi xin Chúa sáng soi / cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ: cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.

Chúng con lạy ơn Đức Thánh Thần / thiêng liêng sáng láng vô cùng. Chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống / đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con.

– Chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống,

– Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.

Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống / soi lòng dạy dỗ các thánh tông đồ, thì nay chúng con cũng xin Đức Chúa Trời / cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống, an ủi dạy dỗ chúng con / làm những việc lành. Vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.

Lạy Chúa con, con tin thật các một Đức Chúa Trời / là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có ba ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy / cùng các điều Hội Thánh dạy, thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh, và chân thật vô cùng / đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen

Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng / vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, thì Chúa sẽ ban ơn cho con / giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng / xem thấy mặt Đức Chúa Trời / hưởng phước đời đời, vì Chúa là Đấng phép tắc / và lòng lành vô cùng / đã phán hứa sự ấy / chẳng có lẽ nào sai được. Amen.

Lạy Chúa con, con kính mến Chúa hết lòng hết sức, trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng; lại vì Chúa / thì con thương yêu người ta / như mình con vậy. Amen.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ . Amen.

Kính mừng Maria đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phước lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phước lạ.  Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần: Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời chẳng cùng. Amen.

Lạy Chúa là sự sáng linh hồn con. Xin soi sáng cho con / được biết mọi tội con đã phạm / trong ngày hôm nay (hoặc trong những ngày qua) : hoặc lo, hoặc nói, hoặc làm điều gì lỗi nghĩa cùng Chúa, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, ban ơn cho con được ăn năn ghét tội, cùng dốc lòng chừa thật. Amen.

Lạy Chúa con,  Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, Chúa đã dựng nên con / và cho Con Chúa ra đời, chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự. Con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa / thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng / và cùng anh chị em: Tôi đã phạm tội nhiều / trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót. Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng (đấm ngực). Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh chị em / khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen.

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật / hữu hình và vô hình.Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Đức Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế. (cúi mình) Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria / và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng tôi, chịu khổ hình và mai táng thời Phong-xi-ô Phi-la-tô. Ngày thứ ba / Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời / ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Và Người sẽ trở lại trong vinh quang / để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Nước Người sẽ không bao giờ cùng. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa, và là Đấng ban sự sống. Người bởi Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con mà ra. Người cùng được phụng thờ, và tôn vinh với Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con. Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy. Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một phép Rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại, và sự sống đời sau. Amen.

Con cám ơn Đức Chúa Trời, là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời, mà lại sinh ra con, cho con được làm người, cùng hằng gìn giữ con, hằng che chở con; lại cho Ngôi Hai xuống thế làm người / chuộc tội chịu chết trên cây thánh giá vì con, lại cho con được đạo thánh Đức Chúa Trời, cùng chịu nhiều ơn nhiều phép Hội Thánh nữa, và đã cho phần xác con ngày hôm nay / được mọi sự lành, lại cứu lấy con / kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp. Vậy các thánh ở trên Nước thiên đàng / cám ơn Đức Chúa Trời thế nào, thì con cũng hiệp cùng các thánh / mà dâng cho Chúa con / cùng cám ơn như vậy. Amen.

Chúng con trông cậy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện / trong cơn gian nan thiếu thốn / Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh sáng láng / hằng chữa chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

– Lạy Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu:Thương xót chúng con.

– Lạy Trái Tim cực thanh cực tịnh Rất Thánh Đức Bà Maria. – Cầu cho chúng con.

– Lạy ông thánh Giuse  là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh: – Cầu cho chúng con.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lỗi chúng con, giữ gìn chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.

(hoặc) : Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ / cho linh hồn … được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

Đạo Đức Chúa Trời có Mười điều răn:

Thứ nhất : Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự.

Thứ hai   :  Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.

Thứ ba    :  Giữ  ngày Chúa Nhật.

Thứ sáu   :  Chớ làm sự dâm dục.

Thứ bẩy   :  Chớ lấy của người.

Thứ tám   :  Chớ làm chứng dối.

Thứ chín   : Chớ muốn vợ chồng người.

Thứ mười :  Chớ tham của người.

Mười điều răn ấy tóm về hai này mà chớ : Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy. Amen.

19* KINH SÁU ĐIỀU RĂN HỘI THÁNH

Thứ nhất  : Xem lễ ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.

Thứ hai : Chớ làm việc xác ngày Chúa Nhật cùng các ngày lễ buộc.

Thứ ba     : Xưng tội trong một năm ít là một lần.

Thứ bốn  : Chịu Mình Thánh Đức Chúa Giêsu trong mùa Phục Sinh.

Thứ năm  : Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc.

Thứ sáu  : Kiêng thịt ngày Thứ  Sáu cùng những ngày khác Hội Thánh dạy.

Đạo Đức Chúa Trời có 7 phép Bí tích.

Thứ ba     : Là phép Mình Thánh Chúa.

Thứ năm  : Là phép Xức dầu thánh.

Thứ sáu   : Là phép Truyền chức thánh.

Người Công giáo được ban ơn ᴠới bảу phép bí tích. Khi muốn kết hôn ᴠới người Công giáo, bạn cần biết rằng người mình уêu đã trải qua bốn phép bí tích: Rửa tội, giải tội, thánh thể, thêm ѕức.

52. Đoạn văn trong sách Khải huyền, chương 20, nói Đức Kitô sẽ cai trị 1000 năm nghĩa là gì? Bạn sẽ rơi vào mơ hồ vô vọng với sách Khải huyền nếu bạn quên rằng đó là cuốn sách về các thị kiến và những biểu tượng kỳ bí, phức tạp. Trong lịch sử Kitô

GIÁO LÝ DỰ TÒNG 277 Câu Hỏi Thưa được biên soạn theo sách Giáo Lý Dự Tòng của giáo phận Xuân Lộc. Gb. Nguyễn Thái Hùng