Đặt phòng Homestay Hà Giang view đẹp, chất lượng tại SáoDiều.vn. Cho thuê phòng homestay tại Đồng Văn, Mèo Vạc, Du Già - Giá tốt nhất - Luôn sẵn phòng - Tư vấn chọn homestay...
Phương tiện di chuyển ở Hà Giang
Vì Hà Giang có địa hình đèo dốc liên tục, nhiều con đường rất hẹp, ôm cua gắt nên xe máy là phương tiện được nhiều du khách lựa chọn nhất. Dịch vụ thuê xe máy ở Hà Giang rất đa dạng, tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi chinh phục vùng sơn cước này, hãy lưu ý chọn xe mới để đảm bảo nhất.
Chọn đi taxi giúp các nhóm bạn hoặc du lịch gia đình có trải nghiệm linh hoạt và chủ động hơn về thời gian và địa điểm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê tài xế để kiêm luôn vai trò “tư vấn viên” tận tâm những địa điểm lý thú và món ngon bản địa ít du khách biết.
Tham khảo >> Tour Hà Giang - Sông Nho Quế 4 ngày 4 đêm từ TP.HCM
Tháng 12 chiêm ngưỡng sắc vàng của hoa cải
Sắc vàng hoa cải rực rỡ một góc trời (Ảnh: PYS Travel)
Tháng 12 là mùa của hoa cải vàng, hoa rực rỡ cả một góc trời. Những bông hoa cải li ti, với một sức sống tràn đầy lung lung dưới nắng gió sẽ là điểm nhấn nổi bật giữa những sắc xanh của núi rừng, tạo nên một không gian lãng mạn mà da diết. Vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "Hà Giang mùa nào đẹp nhất? - Hà Giang đi tháng mấy đẹp nhất?" chưa?
Hiện nay chưa có chuyến bay thẳng đến Hà Giang. Để thuận tiện nhất bạn nên dừng chân tại Hà Nội rồi mới di chuyển đến Hà Giang. Tiếp đó, đoạn đường 280km từ Hà Nội đến Hà Giang sẽ có nhiều cách di chuyển cho bạn lựa chọn.
Du lịch Hà Giang bằng xe máy là lựa chọn của nhiều bạn trẻ (Ảnh: sưu tầm)
Con đường “phượt” từ Hà Nội lên Hà Giang bằng xe máy mất khoảng 6-7 tiếng và có 2 cung đường là cung đường qua Vĩnh Phúc và cung đường qua Phú Thọ. Dù chọn hướng đi nào thì nhìn chung đường đi Hà Giang khá là quanh co, nguy hiểm. Vì thế hãy đảm bảo mình thật vững tay lái và có kinh nghiệm chạy xe đường trường hoặc đường núi để chuyến du lịch Hà Giang thật an toàn nhé.
Tại bến xe Mỹ Đình có nhiều nhà xe uy tín như Hưng Thành, Bằng Phấn, Quang Nghị, Hải Vân với đa dạng các chuyến xe từ 16:00 - 21:00 cho bạn lựa chọn, giá vé dao động từ 200.000 - 300.000 VND/ giường. Để tận dụng thời gian, bạn có thể chọn chuyến xe muộn để ngủ một giấc là đến nơi. Nếu bạn từ miền Nam hay miền Trung, bạn có thể nhắn nhà xe đón ngay tại ngã tư Nội Bài (gần sân bay Nội Bài) để tiết kiệm thời gian đi lại.
Ô tô cũng là lựa chọn phù hợp cho quãng đường đi Hà Giang (Ảnh: sưu tầm)
Giá vé Limousine 9 chỗ riêng tư hơn nên giá cũng thường nhỉnh hơn giá vé xe khách, trung bình từ 250.000 - 350.000 VND/ vé. Nếu đi theo đoàn trên 8 người, bạn có thể cân nhắc thuê nguyên xe với giá từ 2.800.000 - 3.500.000 VND, vừa tiết kiệm, vừa có không gian riêng, lại linh hoạt về thời gian đưa rước.
Tháng 1 - 3 chìm đắm trong sắc hoa xuân
Đất trời Hà Giang ngập tràn sắc hoa xuân (Ảnh: sưu tầm)
Mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa Hà Giang ngập tràn màu sắc của đủ các loại hoa như hoa mận trắng, hoa đào hồng. Đây cũng là dịp tập trung nhiều lễ hội đặc sắc nhất của phố núi như Lễ hội Gầu Tào của người Mông, Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Lễ hội Lập Tịnh của người Dao,...
Tháng 9 thổn thức với màu vàng rực của lúa chín
Sắc vàng của lúa chín bao trùm các bản làng (Ảnh: PYS Travel)
Một bức tranh mùa vàng sẽ xuất hiện từ độ tháng 9 - 10, những thửa ruộng bắt đầu chín tràn đầy sức sống, nổi tiếng nhất phải kể đến mùa lúa chín Hoàng Su Phì. Với một khung cảnh thiên nhiên tựa tuyệt tác như vậy, nếu chỉ ngắm thôi chưa đủ, phải ngửi và cảm nhận cả hương thơm dịu nhẹ của những bông lúa mới thấy trọn vẹn.
Những lưu ý khi du lịch Hà Giang
Lưu ý một số điều quan trọng cho chuyến đi Hà Giang (Ảnh: sưu tầm)
- Trang phục, giày dép: Nếu đi Hà Giang mùa đông thì hãy mang áo thật ấm nhé vì thời tiết ở đây là trên núi, lạnh hơn dưới đồng bằng rất nhiều. Nếu đi mùa hè cũng nên mang áo khoác mỏng đề phòng đêm về hơi se lạnh và nên đi giày thể thao hoặc giày đế mềm đi cho thoải mái. Vì các điểm tham quan ở Hà Giang có vài nơi như cột cờ Lũng Cú, sông Nho Quế hay vách đá trắng,... sẽ phải đi bộ vài đoạn nên đi giày thể thao cho tiện.
- Thuốc: Nên mang thuốc hoạt huyết, các loại sâm nước bổ hoặc thuốc chống say xe vì đường đèo Hà Giang khá vòng vèo nên kể cả người đi ô tô quen cũng dễ say lắm đấy! Ngoài ra bạn có thể đem một ít thuốc giảm đau đầu, đau bụng, băng gạc và thuốc xịt chống côn trùng nhé!
- Giấy tờ và hành lý khác: Đi đâu cũng nên đem cả chứng minh thư đi để nếu nơi lưu trú hay khi thuê xe máy cần dùng đến. Hãy bảo quản hành lý trong suốt chuyến đi của bạn.
Trên đây là một số thông tin về Du lịch Hà Giang mới nhất, hy vọng những điều trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về Hà Giang, chọn được hành trình cho kỳ nghỉ sắp tới của mình. Bạn có thể tham khảo một số tour du lịch Hà Giang của PYS Travel nhé.
Xem thêm các Tour du lịch Hà Giang đang có lịch khởi hành của PYS Travel:
Tham khảo chùm tour Tết Dương lịch của PYS Travel:
Chùm tour Tết Dương Lịch từ Hà Nội
Chùm tour Tết Dương Lịch từ TP.HCM
PYS Travel luôn tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ về tác phẩm nhiếp ảnh, ảnh chụp của các cá nhân và tổ chức. Chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực liên hệ với tất cả các tác giả có ảnh được sử dụng để xin sự cho phép sử dụng ảnh. Nếu có sự sơ xuất hay thiếu sót nào, chúng tôi xin được gửi lời xin lỗi tới các tác giả, chủ sở hữu hình ảnh. Các anh/chị cũng vui lòng gửi phản hồi lại cho PYS Travel: https://pystravel.vn/ban-quyen-hinh-anh
Địa điểm lưu trú khi du lịch Hà Giang
Nhiều người chọn nghỉ ngơi tại khách sạn khi đến Hà Giang (Ảnh: sưu tầm)
Loại hình lưu trú phổ biến nhất ở Hà Giang chính là các khách sạn 2-3 sao với mức giá phải chăng, sẵn sàng phục vụ cho nhiều đối tượng khách du lịch từ gia đình, nhóm bạn, đến cặp đôi. Bạn có thể tham khảo một số khách sạn phổ biến tại Hà Giang như sau:
- Ở Đồng Văn: Khách sạn 3 sao Hoa Cương, khách sạn Lâm Tùng, khách sạn Trường Anh 1-2, khách sạn Hoàng Ngọc phòng khép kín sạch sẽ đầy đủ tiện nghi
- Ở Mèo Vạc: Khách sạn 3 sao Hoa Cương, khách sạn Mai Đào, khách sạn Giang Sơn, khách sạn Huyền Lợi, khách sạn Tiến Cường, khách sạn Tiến Tài,.. đẹp nhất là Làng văn hóa Pả Vi (có tổ hợp vui chơi giải trí và lưu trú trong đó)
- Ở Yên Minh: Khách sạn 3 sao Phương Đông, khách sạn Thảo Nguyên, khách sạn Kiên Thảo,..
Ngoài ra, còn có các khách sạn như Phoenix, Huy Hoàn, Hà Giang Historic House đều là những địa chỉ được cộng đồng review đánh giá cao với đầy đủ tiện nghi, là một điểm dừng chân thoải mái cho chuyến du lịch Hà Giang.
Homestay là hình thức lưu trú phổ biến tại Hà Giang (Ảnh: sưu tầm)
Homestay là lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ du lịch Hà Giang tự túc, muốn có những trải nghiệm văn hóa bản địa chân thực và gần gũi nhất với chi phí hợp lý. Nhiều homestay do người đồng bào lập ra và có cung cấp dịch vụ nấu bữa ăn chung với gia chủ hoặc gia chủ đích thân nấu cho khách. Đây cũng là lựa chọn dễ dàng cho những phượt thủ vì homestay có mặt hầu hết ở các khu vực tại Hà Giang. Một số gợi ý homestay đẹp được ưa thích theo khu vực:
- Ở Quản Bạ: Dao Lodge Homestay, Lý Đành Homestay, Hong Thu Homestay
- Ở TP. Hà Giang: Làng Tày Homestay, Kiki’s House, Ha Giang Homestay, Bui Ty Ha Homestay
- Ở Yên Minh: Bống Bang Homestay, Ha Anh Homestay, Eco Homestay, Tày Cốc Pảng Homestay
- Ở Mèo Vạc: Vá’s Homestay, Giấc xưa Guesthouse, Auberge de MeoVac, Lô Lô Homestay
- Ở Đồng Văn: Bụi Homestay, Đồng Văn B&B
P’apiu Resort độc đáo tại Hà Giang (Ảnh: sưu tầm)
Ở Hà Giang chưa có nhiều resort nhưng vẫn có một số nơi mang đến trải nghiệm cực đáng nhớ cho du khách. Đứng đầu danh sách về resort Hà Giang chắc chắn phải kể đến P’apiu Resort - cách trung tâm Hà Giang 13km - nơi sẽ dành tặng bạn một tấm vé đi lạc giữa núi non hùng vĩ, giữa những ruộng bậc thang ngút mắt, và giữa mây trời nên thơ của vùng cực bắc Tổ quốc.
Địa điểm nhất định phải ghé thăm khi du lịch Hà Giang
Cột cờ Lũng Cú - Biểu tượng của vùng đất địa đàu Tổ quốc (Ảnh: PYS Travel)
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Rồng cao 1.470m so với mực nước biển, được xem là cột mốc cực bắc thiêng liêng của tổ quốc. Để “check-in” được cột cờ, bạn phải vượt qua được 839 bậc thang và phải leo thêm 140 bậc cầu thang xoắn ốc hẹp nữa mới có thể chạm tay vào quốc kỳ, chính thức đứng trên điểm cao nhất của cực Bắc.
Sự hùng vĩ của một trong "tứ đại đỉnh đèo" - Mã Pí Lèng (Ảnh: PYS Travel)
Với cung đường đèo dài 20km uốn lượn hiểm trở, vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của núi phía bắc, nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc. Đây là một trong những địa điểm được nhiều tín đồ du lịch tự túc khao khát chinh phục nhất. Từ đỉnh đèo, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ khung cảnh hùng vĩ của con sông Nho quế màu xanh ngọc bích uốn lượn quanh những quả núi trùng điệp.
Ngắm nhìn sông Nho Quế từ trên cao (Ảnh: PYS Travel)
Không thể nói bạn đã đi Hà Giang nếu chưa chinh phục hẻm vực Tu Sản - sông Nho Quế. Với chiều cao vách đá gần 800m, chiều sâu gần 1km và dài 1,7km, Tu Sản xứng đáng là “đệ nhất hùng quan” của cao nguyên đá Đồng Văn.
Một trong những trải nghiệm khó quên nhất khi du lịch Hà Giang tự túc chính là được chèo thuyền sông Nho Quế để đến gần và cảm nhận thật rõ sự hùng vĩ đến choáng ngợp của hẻm Tu Sản.
Núi đôi Quản Bạ - địa điểm nổi tiếng của du lịch Hà Giang (Ảnh: PYS Travel)
Đúng như cái tên của mình, Núi Đôi Quản Bạ (hay còn có tên gọi khác là Núi Đôi Cô Tiên) là một tuyệt tác thú vị của thiên nhiên, có hình dáng tựa như bầu sữa của người mẹ, mang đến sự trù phú cho vùng đất này. Tùy vào thời điểm mà bạn có thể chiêm ngưỡng núi đôi Quản Bạ trong “những bảng màu” khác nhau: màu hồng của hoa tam giác mạch, màu vàng ươm của lúa chín hay màu xanh phủ mây trắng của những buổi sáng mờ sương.
Trung tâm Phố cổ Đồng Văn (Ảnh: sưu tầm)
Phố cổ Đồng Văn là nơi tụ hội của nhiều dân tộc Tày, Hoa, Mông, Nùng, Dao, Kinh đến an cư lạc nghiệp từ đầu thế kỉ 20. Đến nay, phố cổ vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và không khí hoài cổ với những nét nhà đặc trưng, mang sắc vàng rêu phong của thời gian. Thời điểm tốt nhất để đến tham quan phố cổ là những khi có chợ phiên vào Chủ nhật mỗi tuần. Bạn sẽ được hòa vào nếp sống sinh hoạt của người dân nơi đây với những bộ váy áo sặc sỡ và những loại nông sản đặc trưng của núi rừng.
Kiến trúc cổ kính của Dinh thự họ Vương (Ảnh: PYS Travel)
Dinh thự họ Vương còn được biết tới với cái tên dinh vua Mèo họ Vương, hay dinh vua Mèo, đều chỉ dinh thự quyền uy của vua Mèo Vương Đức Chính, được xây từ những năm 90 thế kỷ 19. Dinh nằm trong thung lũng thuộc xã Xà Phìn, Đồng Văn. Không chỉ có không gian kiến trúc cổ xưa độc đáo, đến đây, khách du lịch Hà Giang sẽ được tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử hào hùng, những câu chuyện yêu nước của gia tộc này.
Tham khảo >> Tour Hà Giang - Sông Nho Quế hùng vĩ 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội
Ẩm thực luôn là đề tài bất tận của các vùng đất và du lịch Hà Giang cũng không ngoại lệ. Hà Giang nổi tiếng với các món ăn độc đáo, mang đậm hương vị của núi rừng nơi đây. Hãy khám phá những món ăn bạn nhất định phải thử trong chuyến du lịch Hà Giang 2023 sắp tới nhé.
Xôi ngũ sắc đặc trưng của vùng đất Hà Giang (Ảnh: PYS Travel)
Các màu sắc có trong xôi không phải do phẩm màu, mà lại được nấu từ các loại lá có trong rừng, mỗi lá sẽ được chiết lấy nước màu nên xôi sẽ có đủ 5 màu yêu thích.
Hương vị rất riêng của thịt trâu gác bếp (Ảnh: sưu tầm)
Mang hương vị thơm ngon, đặc trưng núi rừng miền Bắc, lại giữ được lâu, thịt trâu gác bếp là một món hấp dẫn thường được du khách mang về miền xuôi. Xuất phát từ dân tộc Thái, đây là bảo quản thịt trâu tự nhiên bằng cách đặt trên gác bếp, hun khô thịt nhờ nhiệt độ và khói. Để tăng thêm hương vị, trước khi đem gác bếp, thịt trâu sẽ được ướp thêm ớt, gừng, tỏi, mắc khén, hạt dổi rừng, rau rừng... Sau 2 tháng hun khói trên gác bếp, thịt trâu ‘ngót” lại thành một khối màu đen với mùi thơm đặc trưng.
Đến với Hà Giang không thể không nhắc đến thắng cố (Ảnh: sưu tầm)
Thắng cố có lẽ là một trong những món đặc sản vùng cao nguyên đá nổi tiếng nhất. Nguyên liệu chính của món ăn này là từ thịt và nội tạng của trâu, bò, ngựa, được xào qua rồi ninh trong nhiều giờ với các loại gia vị, thảo quả đặc trưng của núi rừng. Món ăn này thường có bán ở các chợ phiên. Đừng quên gọi thêm một chén rượu ngô men lá thơm, ngọt để thưởng thức trọn vẹn Thắng cố đúng chuẩn người dân tộc
Bánh tam giác mạch - thứ bánh độc đáo mang hương vị núi rừng (Ảnh: sưu tầm)
Hạt Tam giác mạch nhỏ bằng một nửa hạt đậu thông thường sau khi được thu hoạch sẽ được phơi khô rồi xay bằng tay cho đến khi mịn. Nhào bột này với nước, đóng thành những khuôn tròn, dẹt, to bằng hai bàn tay. Bánh sẽ được hấp trước khi nướng để tạo nên lớp vỏ nâu đẹp mắt giòn thơm, bên trong mềm xốp. Bánh thường được bán ở các chợ phiên với giá từ 10/000 -15.000 VND/chiếc.
Bạn chỉ có thể thưởng thức cháo ấu tẩu tại Hà Giang (Ảnh: sưu tầm)
Cháo Ấu Tẩu hay còn gọi là cháo đắng được làm từ củ ấu tẩu có độc có nhiều ở khu vực núi đồi phía bắc. Củ ấu sẽ được ngâm nước vo gạo qua đêm rồi đem ninh 4 tiếng cho đến khi quánh đặc, thường mất khoảng 4 tiếng. Sau đó sẽ đem nấu với nước hầm thịt nạc, chân giò. Cháo Ấu Tẩu ngon phải ăn thật nóng cùng hành lá, tía tô và lòng đỏ trứng sống, thịt băm là đúng bài.
Bánh cuốn Hà Giang được thưởng thức theo cách rất riêng (Ảnh: sưu tầm)
Nhìn giống món bánh cuốn Hà Nội nhưng bánh cuốn Hà Giang lại là một trải nghiệm ẩm thực rất khác. Thay vì ăn với nước mắm, bánh cuốn Hà Giang với nhân trứng và mộc nhĩ sẽ ăn cùng nước hầm xương, đem lại hương vị bùi bùi lạ miệng.