Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định việc khen thưởng đối với học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 10 và lớp 11 như sau:
Mẫu giấy khen học sinh tiêu biểu
Mẫu giấy khen học sinh tiêu biểu cũng sẽ bao gồm những thông tin cơ bản về quốc hiệu, tiêu ngữ, trường, học sinh, lớp, năm học và danh hiệu là học sinh tiêu biểu.
Với một số trường thì mẫu giấy khen học sinh tiêu biểu còn ghi rõ nội dung tiêu biểu về học tập hoặc phẩm chất đạo đức cụ thể. Ví dụ như học sinh tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, học sinh tiêu biểu về năng lực học tập,...
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Học sinh tiêu biểu có được giấy khen không? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.
Chủ đề giấy khen luôn là đề tài gây tranh cãi vào mỗi mùa bế giảng (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Câu chuyện Con toàn điểm 9, 10 vẫn không được giấy khen của một phụ huynh tại Tiền Giang được Báo Dân trí phản ánh đang nhận được nhiều bình luận của bạn đọc bởi nhiều học sinh rơi vào cảnh tương tự.
Cụ thể, cách đánh giá kết quả học tập mới hiện nay sẽ không chỉ dựa vào điểm số bài thi như trước đây mà là sự theo dõi, nhận xét cả quá trình học tập, về sự tiến bộ của học sinh.
Tiêu chí xếp loại học sinh cũng khắt khen hơn khi đưa ra sự phát triển toàn diện. Việc khen thưởng cuối năm được thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều 13, Thông tư 27/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, học sinh tiểu học hiện có 2 danh hiệu khen thưởng là "Học sinh Xuất sắc" và "Học sinh Tiêu biểu".
Học sinh sẽ được hiệu trưởng tặng giấy khen danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" khi có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức "Hoàn thành tốt"; các phẩm chất, năng lực đạt mức "Tốt"; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên.
Học sinh được khen thưởng danh hiệu "Học sinh Tiêu biểu" khi hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức "Hoàn thành tốt", đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
Điều này dẫn đến việc có những học sinh đạt "Hoàn thành tốt" ở hầu hết các môn, điểm bài thi toàn 9, 10 nhưng "dính" 1 môn đạt "Hoàn thành" cũng không được tặng giấy khen.
Hiện có nhiều luồng quan điểm về cách đánh giá, xếp loại học sinh mới.
Đánh giá học sinh theo cảm tính của giáo viên?
Hướng tranh luận thứ nhất, không ít ý kiến của bạn đọc bình luận cho rằng phương pháp đánh giá này dựa vào yếu tố chủ quan của giáo viên, sẽ không công bằng.
Bạn đọc Nguyễn Xuân Vương bày tỏ phản đối với cách đánh giá khen thưởng như vậy.
"Con người không phải siêu nhân mà ngành nghề nào cũng giỏi. Anh giỏi toán thì không thể bắt giỏi cả văn. Chỉ nên quy định điểm có các môn tối thiếu trên trung bình là được. Một số trường hợp đặc biệt, ví dụ, có em không thể học môn thể dục do bệnh lý thì cũng không cần đánh giá".
Bạn đọc này cho rằng cứ tính điểm trung bình cộng tất cả các môn đạt 7,0 là đạt học sinh "Khá", từ 8,0 điểm trở lên là được "Giỏi", trên 9,0 điểm là "Xuất sắc". Điều này để khuyến khích các con. Nếu trẻ học tốt ở lĩnh vực tự nhiên, có điểm toán 10, lý 10, hóa 10... và lỡ môn văn được có 6, cộng trung bình môn 9,5, vẫn đạt điều kiện "Xuất sắc".
Bạn đọc Thương Nguyễn cũng cho rằng phương pháp đánh giá như hiện nay rất vô lý. Đánh giá dựa vào cảm giác cá nhân của giáo viên chứ không hề có điểm kiểm tra, chỉ số, bằng chứng cụ thể để đánh giá. Các môn chính dù nỗ lực thi điểm cao đến đâu cũng không thể kéo lại các môn không thi, không có điểm số và được đánh giá "Hoàn thành".
Việc đánh giá học sinh tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện theo Thông tư 27/2020 (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Nhiều phụ huynh cũng bày tỏ cách đánh giá hiện nay quá toàn diện và khó để học sinh phát triển được như vậy. Đặc biệt, với những môn như âm nhạc, hội họa... còn phụ thuộc vào năng khiếu của từng cá nhân.
Bạn đọc Quang Trọng ví von: "Không thể đánh giá con cá qua khả năng leo cây". Người này cho rằng ngay bản thân cô giáo chủ nhiệm cũng đâu có dạy hát, dạy thể dục được mà bắt học sinh hát đúng âm điệu khi nó thuộc về năng khiếu. Phụ huynh này cho rằng, chỉ cần con đọc thuộc bài hát là được.
Đồng quan điểm, bạn đọc Tuân bình luận: "Một người không thể giỏi tất cả các lĩnh vực. Vậy mà đào tạo trẻ em lại đòi hỏi phải giỏi tất cả các môn".
Bạn đọc Lê Hữu Long viết: "Thật quá vô lý khi môn nhạc là môn thuộc năng khiếu bẩm sinh. Học sinh không có năng khiếu ở mức hoàn thành là quá tốt rồi... Môn năng khiếu mà đánh giá tổng kết như vậy thì cần xem xét lại quy định".
Trong khi đó, bạn đọc Trần Hạ để lại quan điểm: "Tiếc chi tờ giấy khen để động viêc các con nhỉ? Người lớn thì năm nào cũng xuất sắc hoặc lao động tiên tiến trong khi các con học ngày học đêm, cõng trên lưng cả ba lô sách mà cuối năm người lớn cũng so đo tờ giấy khen cho các con thì thật không hiểu nổi".
Phụ huynh có đang quá nặng nề thành tích?
Bên cạnh những ý kiến tranh luận về phương pháp đánh giá, nhiều quan điểm cũng thẳng thắn chỉ ra bệnh thành tích còn tồn tại nặng nề trong không ít phụ huynh.
Ý kiến của Nguyễn Duy Dương nêu rằng: "Con 10 điểm chưa chắc đã là kiến thức của con. Tâm lý khen thưởng chính là căn nguyên của "bệnh thành tích".
Bạn đọc Văn Khoa Nguyễn nêu thực trạng: "Cứ đổ lỗi cho thầy cô, nhà trường mắc bệnh thành tích, nhưng phụ huynh chúng ta cũng có hơn gì đâu".
Không ít bạn đọc cho rằng phụ huynh cũng đang mang nặng tâm lý thành tích, chăm chăm vào tờ giấy khen (Ảnh: N Diệp).
Tương tự, bình luận của Quân Nguyễn viết: "Bệnh thành tích" và bênh vực con cái của phụ huynh, thử xem con ra ngoài đời sống có biết làm các việc mà các bạn học lực trung bình và không được đi học làm không?... Theo tôi thì cứ cho con học lý thuyết vừa thôi, thực tế nhiều vào".
Ở một góc nhìn khác, bạn đọc Sĩ Lam Võ nêu thực trạng lâu nay "làm dâu trăm họ" mà ngành giáo dục đang gặp phải. "Khen nhiều cũng ý kiến, không được khen cũng ý kiến. Trước đây khen nhiều, phụ huynh nói sao khen nhiều, Bộ đã sửa lại khen ít. Giờ khen ít cũng thắc mắc. Chịu", bạn đọc Sĩ Lam Võ viết.
Không ít ý kiến cũng bày tỏ việc quan trọng là kiến thức con mình nhận được, phụ huynh không nên chăm chăm vào tờ giấy khen làm gì. Để môi trường giáo dục được phát triển, ngay cả phụ huynh cũng cần chữa "bệnh thành tích".
Học sinh tiên tiến có phải là học sinh khá không?
Căn cứ theo Điều 18 Quy chế ban đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, quy định như sau:
Theo đó, điều kiện công nhận danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học thì học sinh đó phải có hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
Như vậy, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn để xét danh hiệu thì học sinh tiên tiến chính là học sinh khá (hạnh kiểm khá và học lực khá). Học sinh tiên tiến chính là danh hiệu cho học sinh có học lực khá và hạnh kiểm khá trở lên.
Lưu ý: Trong năm học 2023-2024, Danh hiệu học sinh tiên tiến chỉ áp đụng đối với học sinh lớp 9 và 12 (áp dụng theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT). Tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT áp dụng đối với lớp 6,7,8,10,11 không còn danh hiệu học sinh tiên tiến nữa nên lớp 6,7,8,10,11 sẽ không có danh hiệu học sinh tiên tiến.
Học sinh tiên tiến có phải là học sinh khá không? Học sinh tiên tiến có được nhận giấy khen? (Hình từ Internet).
Học sinh khá có được giấy khen không cấp 2?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng đối với cấp học Trung học cơ sở như sau:
1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Ngoài ra theo Điều 18 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến như sau:
Xét công nhận danh hiệu học sinh
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
3. Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.
=> Như vậy, theo quy định trên trong năm học 2023 - 2024 quy chế khen thưởng đối với danh hiệu học sinh Khá ở cấp 2 sẽ khác nhau:
- Học sinh các lớp 6, 7, 8 sẽ không được khen thưởng. Do không còn nằm trong các danh hiệu học sinh được khen thưởng theo quy định trên.
- Học sinh lớp 9 vẫn sẽ được công nhận học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học. Nhưng có được tặng giấy khen không thì tùy vào quy định của nhà trường.
Quyền được học tập của học sinh tiểu học quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quyền được học tập của học sinh tiểu học quy định như sau:
- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
- Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
- Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
- Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
- Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.
- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
- Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.