Đức là một trong những quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ về nền kinh tế, do đó chất lượng cuộc sống luôn ở mức cao. Chính vì vậy rất nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn Đức là nơi điểm đến để lập nghiệp. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bạn thắc mắc Du Học Nghề Đức Có Tương Lai Không? Câu trả lời sẽ có qua bài viết dưới đây.
Dựa vào điểm mạnh yếu của bản thân
Tôi biết có một số bạn trẻ điểm số ở trường thì rất tệ, nhưng cuộc sống thì rất thành công. Điều đơn giản là bạn ấy biết điểm mạnh yếu của mình ở đâu và phát huy chúng. Cô bạn cùng cấp 3 của tôi, khi chúng tôi sôi nổi cắp sách đi học đại học. Cô ấy ở quê nhà học nghề spa và làm tóc, trang điểm. Và kết quả là sau 10 năm phấn đấu, cô ấy có cửa tiệm spa riêng mình và nhận đào tạo học viên, có được tài sản riêng khi mới hơn 30 tuổi. Cuộc sống ổn định với tài chính vững vàng mà nhiều người mơ ước.
Du học nghề Đức có tương lai không?
Để có câu trả lời chính xác có nên du học Đức hay không? và Du Học Nghề Đức Có Tương Lai Không? Chúng ta hãy xem những quyền lợi mà các bạn được hưởng khi du học nghề Đức.
Một số lưu ý khi tham gia du học nghề?
Du Học Nghề Đức Có Tương Lai Không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu các bạn biết tận dụng cơ hội cũng như nắm giữ các bí quyết tham gia du học cho riêng mình. Dưới đây là một số lưu ý vàng dành cho các bạn để giúp có được sự thành công:
Xác định rõ mục tiêu du học nghề để tương lai tốt đẹp hơn
Khi chọn nghề các bạn phải căn cứ vào các yếu tố như sở thích, năng lực của bản thân, mức lương của chuyên ngành đào tạo, khả năng trúng tuyển visa,…
Đối với mục đích tham gia du học nghề Đức là để được sinh sống lâu dài tại quốc gia này thì các bạn cần phải chọn ngành mà Đức đang cần nhiều nhân lực. Đồng thời cho phép gia hạn visa vĩnh viễn. Một số ngành hot như công nghệ thông tin, điều dưỡng, điện tử,…
Đối với mục đích tham gia du học là để kiếm tiền thì các bạn cần phải lựa chọn nghề mang lại mức lương cao. Đồng thời các ngành này phải dễ dàng xin việc, và có thể làm thêm.
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về du học nghề đức. Hy vọng qua bài viết các bạn đã trả lời được câu hỏi Du Học Nghề Đức Có Tương Lai Không? Chúc các bạn thành công nhé.
Theo Thượng tá Huỳnh Tấn Lực - Phó Chủ nhiệm Bộ CHQS tỉnh Bình Phước, đây là cách làm mới, đầy sáng tạo trong chương trình Tư vấn học nghề, thông tin thị trường lao động năm 2023, 2024 do Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch (TT XTĐT, TM&DL) tỉnh Bình Phước thực hiện. Với phương châm “Chỗ đứng không quan trọng bằng hướng đi”, mô hình đột phá này sẽ tiếp tục được duy trì, phát triển và nhân rộng trong thời gian tới.
Ông Trần Quốc Duy, Tỉnh ủy viên, Giám đốc TT XTĐT,TM&DL cho biết: Bộ đội hay công an xuất ngũ là nguồn nhân lực chất lượng, có ý thức tổ chức kỷ luật, độ tuổi, sức khỏe và trình độ có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài các KCN ở Bình Phước. Vì vậy, việc đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho bộ đội, công an xuất ngũ dựa trên nhu cầu thị trường và sự phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động để tránh lãng phí nguồn nhân là điều cần thiết.
Chương trình Tư vấn học nghề, thông tin thị trường lao động trong 2 năm qua, nhằm góp phần làm gia tăng tỷ lệ có việc làm của bộ đội xuất ngũ trên địa bàn tỉnh, TT XTĐT,TM&DL đã kết nối, mời gọi nhiều KOL đến định hướng nghề nghiệp tương lai cho các chiến sĩ, truyền cảm hứng với lời gửi gắm: “Hãy sống tử tế, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đừng vi phạm pháp luật và cùng làm những việc có ích cho cộng đồng với tất cả tình yêu thương. Không có gì không thể đạt được khi chúng ta quyết tâm phấn đấu mỗi ngày.”
Năm 2022, TT XTĐT,TM&DL đã mang đến cho hơn 600 chiến sĩ Bình Phước sắp xuất ngũ cơ hội gặp gỡ và trò chuyện về đề tài “Chiến tranh và hòa bình” với Đại sứ hòa bình tại Nhật Bản Nguyễn Đức - Chủ tịch Hiệp hội phi lợi nhuận “Vì một thế giới đẹp tươi” - người em trong ca phẫu thuật kỳ tích tách rời cơ thể của cặp anh em song sinh Việt - Đức vào ngày 04/10/1988.
Năm 2023, chương trình Tư vấn học nghề, thông tin thị trường lao động đã mang đến những thông tin tư vấn việc làm, thị trường lao động đầy thiết thực từ đại diện các cơ sở đào tạo, trung tâm dịch vụ việc làm, công ty tuyển dụng lao động, gồm: các đơn vị ở TP Hồ Chí Minh (Công ty TNHH Cung ứng Nhân lực Nhân Kiệt, Công ty TNHH Skyteam, Công ty TNHH Hoa Sơn Chi) và các trường học, doanh nghiệp tại Bình Phước (trường Cao đẳng Bình Phước, trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, Công ty TNHH CPV Food).
Tại các talkshow, gần 700 chiến sĩ trẻ đã trò chuyện với anh Lưu Lập Đức, Giám đốc Công ty TNHH Agri Đức Tiến (Đức Trọng, Lâm Đồng) - chàng trai người Tày từng là bộ đội xuất ngũ về những trải nghiệm trong môi trường quân đội và những khó khăn trên con đường khởi nghiệp.
Theo anh Đức, môi trường quân ngũ cùng những phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” đã giúp anh đứng vững và đạt nhiều thành tích, như: nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2020 của Trung ương Đoàn; nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; là 1 trong 10 thanh niên tiêu biểu của cả nước tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần XIII của Đảng; là đại biểu Đại hội Tài năng trẻ năm 2020; Thanh niên nông thôn tiêu biểu trong lĩnh vực lao động sản xuất, Top 86 Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021 và được chọn cử là Phó Chủ nhiệm Mạng lưới Lương Định Của toàn quốc - nơi quy tụ hàng trăm nhà nông trẻ xuất sắc trên toàn quốc đã từng nhận Giải thưởng Lương Định Của.
Các chiến sĩ đã được “truyền lửa” bởi nhà văn “6 chân” Trần Trà My đến từ TP Hồ Chí Minh - 1 trong 64 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu nhận bằng khen của Trung ương Hội LHTN Việt Nam tại đêm hội “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2020 và nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2023.
Cơ thể bị khiếm khuyết, di chuyển rất khó khăn và giọng nói không tròn vành rõ tiếng vì bạo bệnh từ ngày nhỏ, nhưng cô gái cao chỉ 1m32 này đã dùng một ngón tay để viết nên 5 tác phẩm; trong đó, cô mất 4 năm để viết xong quyển sách “Tin vào điều tử tế” - tác phẩm thứ 4 và 2 năm để hoàn thành quyển sách thứ 5 - “Chuyến phiêu lưu của những điều tử tế”.
Trần Trà My đã khắc họa 30 chuyến đi trải nghiệm thực tế của cô nhằm đánh thức những điều tử tế trong cuộc sống và kể lại chuyện cô lên rừng xuống biển, ăn ở và sinh hoạt với các chiến sĩ; đến các trại giam, lắng nghe những tâm sự của phạm nhân, ăn nghỉ với các bạn trẻ trong trại cai nghiện, bệnh nhân ở bệnh viện tâm thần hay hóa thân thành người vô gia cư... để cảm nhận, khai thác những hơi thở của cuộc sống.
Sở hữu kênh TikTok có hơn 400 nghìn người theo dõi và 6,5 triệu lượt thích; thuộc Top 10 Tài năng sinh viên Việt Nam 2018, TikToker Gen Z dạy Văn Phạm Thị Bích Lộc (https://www.tiktok.com/@genz_dayvan) đã chia sẻ quá trình xây kênh TikTok để tạo ra giá trị; hướng dẫn các chiến sĩ dùng TikTok để kinh doanh và quảng bá nông sản. Hiểu rõ những lo lắng của các chiến sĩ như: xuất phát chậm hơn, bỏ lỡ cơ hội học tập..., nữ TikToker gen Z này đã mang đến cho các chiến sĩ cách giải quyết vấn đề, suy nghĩ tích cực hơn để nuôi dưỡng khát vọng lập thân, lập nghiệp.../..
Năm học này, khi xóa bỏ điểm trường lẻ Khe Nóng, các em được chia học ở bản Khe Bu và trường chính. Bố mẹ các em chấp nhận con mình đi học xa, trọ nhờ nhà họ hàng vì một tương lai tươi sáng hơn.
Cô Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, Trường Tiểu học Châu Khê sẽ tham mưu với chính quyền địa phương và các cơ quan cấp trên để triển khai mô hình trường tiểu học bán trú. Qua đó tạo điều kiện để học sinh Đan Lai nói riêng và các em lớp 3 - 4 - 5 từ điểm lẻ tập trung về trường chính học tập, ở bán trú, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
La Thị Như là cô bé người Đan Lai duy nhất của lớp 1A, từ bản Khe Nóng ra học tập tại điểm chính Trường Tiểu học Châu Khê và ở nhờ nhà họ hàng.
Những ngày đầu, nhớ nhà, nhớ bố mẹ, thỉnh thoảng Như lại đứng ngoài hành lang lớp học khóc thút thít. Lúc ấy, cô giáo chủ nhiệm Lê Thanh Thủy lại ra dỗ dành, động viên, đưa em quay vào lớp.
Theo cô Thủy, so với mặt bằng chung, học sinh Đan Lai tiếp thu chậm hơn. Phần lớn do ở trong bản sâu, các em đi học không đầy đủ, chuyên cần nên bước vào lớp 1 thì chưa nhận biết được hết con số, chữ cái.
Cùng với việc xa nhà đi học ở môi trường mới nên ban đầu còn thụ động, ngại giao tiếp. “Để giúp các em theo kịp tiến độ bài giảng, tôi vẫn thường dành thêm thời gian sau buổi học để phụ đạo, cho các em tập đọc, tập viết những vần khó nhớ. Đến giờ, Như đã quen với cô giáo, các bạn và hòa nhập tốt”, cô Thủy cho hay.
Năm học này, Trường Tiểu học Châu Khê có 18 học sinh Đan Lai được đưa ra khỏi bản Khe Nóng để đến các điểm trường thuận lợi hơn học tập. Do điểm trường mới cách xa hàng chục km, nên các em phải ở nhờ trong nhà ông bà, họ hàng hoặc người quen.
Ngôi nhà của ông La Văn Thái, bà La Thị Tâm ở bản Châu Sơn không lớn nhưng khá tươm tất, xây bê tông kiên cố và có 2 phòng ngủ. Năm nay, ông bà đón thêm 2 thành viên mới là cháu họ La Thị Như và cháu nội La Thanh Bạch đến ở đi học.
Cách đây 4 năm, chị gái của Bạch là La Thị Lanh lên lớp 6 cũng về ở cùng ông bà, dù trường THCS có khu bán trú. Vậy là gần 10 người già trẻ, lớn bé cùng sinh sống trong một nhà.
Để chăm lo cho các cháu, ông Thái, bà Tâm cũng vất vả, bận bịu hơn. “Gia đình tôi trước đây chỉ có tôi và các con, cùng một cháu nhỏ. Nhưng nay thì có thêm ba đứa cháu nữa. Hồi đầu, mấy đứa nhớ nhà lắm, nhưng không đòi về, chỉ khóc thôi.
Tụi nó còn nhỏ ra đây học tôi cũng thương lắm. Nhưng rồi động viên các cháu cố gắng để học cái chữ. May là các cháu ngoan, đến nay đều tự ăn, tự ngủ và tự học bài. Nhà gần trường nên các cháu cũng tự đi về không phải đưa đón”, ông Thái kể.
Hai anh em La Thị Như, La Thanh Bạch từ bản Khe Nóng ra ở với ông bà tại bản Châu Sơn để đi học.
Ngoài giờ học, cô Lê Thanh Thủy thường dành thời gian ở lại phụ đạo thêm cho em La Thị Như.