Luật Thương Mại Là Làm Gì

Luật Thương Mại Là Làm Gì

Trong thời đại kinh tế mở cửa như hiện nay, các lĩnh vực quan trọng liên quan đến quốc tế là những yếu tố không thể thiếu vì sự phát triển của kinh tế trong nước phụ thuộc vào nền kinh tế quốc tế. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều ngành mới thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, trong đó có Ngành Luật Thương Mại Quốc Tế. Mặc dù ngành này khá phổ biến ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết rõ về nội dung và cơ hội nghề nghiệp của ngành này. Hãy cùng tìm hiểu về Ngành Luật Thương Mại Quốc Tế tại UEL qua bài viết dưới đây!

Tiêu chí xác định tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư, quan hệ thương mại quốc tế tư:

Thương mại quốc tế tư là hoạt động thương mại quốc tế diễn ra giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức kinh tế có thể là quốc gia khi quốc gia tham gia với tư cách như một thương nhân). Tính “quốc tế” hay sự liên quan tới hai hay nhiều quốc gia khác nhau của hoạt động thương mại quốc tế tư phụ thuộc vào từng hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế. Các tiêu chí thường được dùng để xác định tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư, quan hệ thương mại quốc tế tư gồm:

– Một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; hoặc

– Căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ thương mại phát sinh ở nước ngoài; hoặc

– Tài sản là đối tượng của quan hệ thương mại đang ở nước ngoài.

Quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân và quốc gia (quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ, quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước tiếp nhận đầu tư…) có thể được coi là một dạng quan hệ thương mại quốc tế tư đặc biệt. Dù quan hệ này có sự tham gia của quốc gia- chủ thể có quyền miễn trừ tư pháp, ngày nay, quốc gia thường từ bỏ quyền miễn trừ này khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế với thương nhân, theo đó, biến vị thế của quốc gia trở nên tương tự như thương nhân trong quan hệ thương mại giữa hai bên.

Từ đó có thể hiểu quan hệ thương mại song phương là quan hệ thương mại quốc tế được tiến hành giữa hai quốc gia nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, đầu  tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.

Hiệp định thương mại song phương:

Khi xác lập quan hệ thương mại song phương, các quốc gia thông thường sẽ kí kết điều ước quốc tế song phương, mà có thường dùng với tên gọi là Hiệp định thương mại song phương. Hiệp định Thương mại Song phương là một hiệp định (điều ước quốc tế) do hai bên chủ thể trong quan hệ quốc tế ký kết với mục đích xác lập mối quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hoạt động thương mại quốc tế. Nội dung của từng loại hiệp định thương mại song phương sẽ đề cập đến từng lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ,…. Những quy định trong hiệp định thương mại song phương điều chỉnh các quan hệ pháp lý giữa hai bên kí kết hiệp định.

Với bản chất là một điều ước quốc tế, nên hiệp định thương mại song phương mang những đặc điểm chung của các điều ước quốc tế.  Hiệp định thương mại song phương là văn bản pháp lý quốc tế do các chủ thể của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế. hiệp định thương mại song phương có những đặc điểm cơ bản sau :

– Thứ nhất, hiệp định thương mại song phương là một văn bản pháp lý

Văn bản là hình thức tồn tại rất phổ biến của điều ước quốc tế. Khi đề cập đến điều ước quốc tế nói chung và hiệp định thương mại song phương nói riêng dù trong thực tiễn hay trong các văn bản pháp luật, điều ước quốc tế được nhắc đến thường chỉ là những điều ước thành văn. Công ước Viên năm 1969 cũng như pháp luật kí kết điều ước quốc tế của các quốc gia đều quy định hình thức có giá trị pháp lý ghi nhận kết quả thỏa thuận giữa các quốc gia là bằng văn bản. Do vậy mà các hiệp định thương mại song phương thường được thể hiện bằng văn bản.

– Thứ hai, chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế

Xác định rõ tư cách chủ thể của hiệp định thương mại song phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đó là một trong những yếu tố quyết định giá trị pháp lý của văn bản điều ước được ký kết. Bản chất của luật quốc tế là hình thành từ sự thỏa thuận nên trong quan hệ quốc tế không có cơ quan lập pháp chuyên trách. Hiệp định thương mại song phương là văn bản chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật thương mại quốc tế do chủ thể luật quốc tế xây dựng, tạo lập nên. Bởi vậy, về mặt nguyên tắc, những thực thể không có tư cách chủ thể luật quốc tế thì không phải là chủ thể của hiệp định thương mại song phương hay nói cách khác chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế.

Ngoài quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế và có quyền tham gia ký kết điều ước quốc tế thì còn có các chủ thể khác của luật quốc tế mà điển hình là tổ chức quốc tế liên chính phủ ( Ví dụ : Liên hợp quốc, ASEAN… ) đang tham gia ngày càng nhiều vào quan hệ thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại song phương nói riêng. Trong hầu hết các trường hợp, các quốc gia đều trực tiếp tham gia ký kết hiệp định thương mại song phương (thông qua các đại diện đương nhiên hoặc đại diện được ủy quyền của quốc gia).

– Thứ ba, bản chất pháp lý của hiệp định thương mại song phương là sự thỏa thuận.

Trong điều kiện luật quốc tế không tồn tại một cơ chế quyền lực chung để xây dựng và cưỡng chế việc thực thi, tuân thủ pháp luật thì thỏa thuận là phương thức nền tảng để hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế. Mặt khác cơ sở cho việc thiết lập các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quốc tế của các thành viên điều ước là ý chí thỏa thuận giữa các chủ thể ký kết. Sự thỏa thuận không chỉ thể hiện ở nội dung mà cả trong hình thức của hiệp định. Hiệp định thương mại song phương ra đời không những phải dựa trên sự thỏa thuận mà sự thỏa thuận đó còn phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một hiệp định thương mại song phương được ký kết mà không dựa trên sự thỏa thuận hoặc thỏa thuận trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì sẽ không có hiệu lực pháp lý.

Như vậy tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của sự thỏa thuận giữa các bên là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tiêu chí này khi được đáp ứng thì nội dung thỏa thuận, hình thức của thỏa thuận, số lượng các văn bản ghi nhận sự thỏa thuận… được các bên thống nhất sẽ có trị ràng buộc. Đối với hiệp định thương mại song phương bất thành văn, khi đã được các chủ thể luật quốc tế nhất trí sử dụng hình thức này thì giá trị hiệu lực của điều ước này phải được bảo đảm và công nhận. Sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ hiệp định thương mại song phương không chỉ được thể hiện thông qua các hành vi cụ thể như : đàm phán, ký, phê chuẩn… điều ước đó mà còn có thể được thông qua việc chủ thể chấp nhận hiệu lực của điều ước có sẵn.

– Thứ tư, hiệp định thương mại song phương được điều chỉnh bởi luật quốc tế.

Quá trình hình thành các văn bản hiệp định thương mại song phương phải được tiến hành trên cơ sở các quy định của luật quốc tế. Luật quốc tế không chỉ điều chỉnh quá trình ký kết, nội dung ký kết mà còn điều chỉnh cả việc thực hiện hiệp định thương mại song phương sau khi có hiệu lực. Điển hình như các nguyên tắc : tự nguyện, bình đẳng, phù hợp giữa nội dung của hiệp định với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, Pacta sunt servanda… chính là cơ sở quan trọng xác định hiệu lực của hiệp định, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ điều ước. Một thỏa thuận thương mại quốc tế giữa hai quốc gia sẽ không có giá trị của một hiệp định thương mại song phương nếu thỏa thuận đó không được điều chỉnh bởi luật quốc tế. Nói cách khác khi thỏa thuận được tiến hành giữa các quốc gia nhưng luật áp dụng lại là luật của một trong các bên ký kết thì văn kiện hình thành không có giá trị pháp lý của một điều ước. Đặc điểm này là một trong những dấu hiệu phân biệt hiệp định thương mại song phương với một văn bản không phải là hiệp định thương mại song phương.

Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. Hiện nay, các hoạt động trung gian thương mại đang rất phát triển đặc biệt là hoạt động môi giới thương mại. Vậy, môi giới thương mại là gì? Có đặc điểm gì nổi bật so với các hoạt động trung gian thương mại khác?

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, môi giới được hiểu là người làm trung gian để cho hai bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau. Tương tự với cách hiểu thông thường về môi giới, tại Điều 150 Luật Thương mại 2005 đã định nghĩa môi giới thương mại như sau:

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được mới giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.

Môi giới thương mại có những đặc điểm sau:

+ Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng kí kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới. Pháp luật hiện hành không quy định bên được môi giới có nhất thiết phải là thương nhân hay không. Trong hoạt động môi giới thương mại, không phải tất cả các bên được môi giới đều có quan hệ môi giới thương mại với bên môi giới mà chỉ bên được môi giới nào kí hợp đồng môi giới với bên môi giới thì giữa họ mới phát sinh quan hệ môi giới thương mại. Ví dụ: Công ty nhà nước A kí hợp đồng thuê Công ty trách nhiệm hữu hạn B làm môi giới trong việc tiêu thụ sản phẩm do Công ty A sản xuất ra, giữa Công ty A và Công ty B phát sinh quan hệ môi giới thương mại. Công ty B tìm được Công ty C có nhu cầu mua các sản phẩm của Công ty A và giới thiệu Công ty A với Công ty C. Do đó, giữa B và C có thể tồn tại hợp đồng mới giới hoặc không, nếu B và C kí hợp đồng môi giới thì giữa họ cũng phát sinh quan hệ môi giới thương mại.

Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Nếu họ thay mặt bên được môi giới kí hợp đồng với khách hàng thì họ sẽ trở thành bên đại diện không đúng thẩm quyền của bên được môi giới. Tuy nhiên, Luật thương mại của Việt Nam không cấm bên được mối giới uỷ quyền cho bên môi giới kí hợp đồng với khách hàng. Trong trường hợp này, bên môi giới hành động với tư cách của bên đại diện.

+ Nội dung hoạt động môi giới rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như: tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu. Mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau.

Môi giới thương mại là một hoạt động kinh doanh thuần tuý. Mục đích của bên môi giới thương mại khi thực hiện việc môi giới là tìm kiếm lợi nhuận. Bên môi giới thông thường được hưởng thù lao khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau.

+ Phạm vi của môi giới thương mại theo Luật thương mại năm 2005 được mở rộng chứ không bị bó hẹp như quy định của Luật thương mại năm 1997 chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại liên quan đến mua bán hàng hoá. Do đó, môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lời như môi giới mua bán hàng hoá, môi giới chứng khoản, môi giới bảo hiểm, môi giới tàu biển, môi giới thuê máy bay, môi giới bất động sản... Tuy nhiên, Luật thương mại là luật chung điều chỉnh các hoạt động thương mại nên những quy định về môi giới thương mại trong luật này chỉ mang tính nguyên tắc còn các hoạt động môi giới trong từng lĩnh vực riêng biệt lại được luật chuyên ngành quy định cụ thể. Ví dụ: Môi giới bảo hiếm được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, môi giới hàng hải được quy định trong Bộ luật hàng hải năm 2005.

+ Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới.

Hợp đồng môi giới được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới, bên môi giới phải là thương nhân còn bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân (vì pháp luật không quy định gì về điều kiện của bên được môi giới). Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi giới nhằm chấp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau. Hình thức của hợp đồng môi giới thương mại không được Luật thương mại năm 2005 quy định.

Luật Thương mại năm 2005 đã bỏ quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng môi giới những xuất phát từ bản chất của quan hệ môi giới và để hạn chế tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng môi giới, khi giao kết hợp đồng này các bên có thể thoả thuận những điều khoản về nội dung cụ thể của việc môi giới, mức thù lao mà bên môi giơi sẽ được nhận, thời hạn thực hiện hợp đồng môi giới, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng môi giới.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005