Tháng: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm: 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Cơ Cấu và Chức Năng của Văn Phòng Luật Sư
Văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp hoạt động độc lập với các nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Cơ cấu của văn phòng luật sư thường bao gồm: luật sư sáng lập, đội ngũ luật sư và nhân viên hỗ trợ. Chức năng của văn phòng không chỉ là cung cấp các dịch vụ pháp lý mà còn góp phần bảo vệ công lý, hỗ trợ pháp lý cho các cá nhân và tổ chức gặp khó khăn.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Luật sư, văn phòng luật sư phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, đại diện pháp lý và tư vấn trong nhiều lĩnh vực như đầu tư, bất động sản, hôn nhân và gia đình, lao động và thương mại quốc tế.
Các Loại Hình Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư
Theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các tổ chức hành nghề luật sư bao gồm văn phòng luật sư, công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Trong đó, văn phòng luật sư hoạt động độc lập, do luật sư thành lập và quản lý, thường có quy mô nhỏ. Công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH có thể có nhiều thành viên góp vốn, mở rộng phạm vi và tính chuyên môn hóa trong dịch vụ.
Unilaw – Đối Tác Pháp Lý Đáng Tin Cậy
Unilaw, một văn phòng luật sư đáng tin cậy, là đối tác pháp lý của nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Unilaw cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, bảo hiểm, hàng hải và thương mại quốc tế, đáp ứng nhu cầu pháp lý cao cấp và chuyên nghiệp của khách hàng. Unilaw không chỉ hỗ trợ khách hàng tại các văn phòng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và Nha Trang, mà còn có khả năng phục vụ khách hàng quốc tế nhờ đội ngũ luật sư thông thạo nhiều ngôn ngữ và am hiểu văn hóa đa quốc gia.
Văn Phòng Luật Sư Là Loại Hình Doanh Nghiệp Gì?
Văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp gì? Đây là loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp cho cá nhân, tổ chức. Theo Luật Luật sư và các văn bản liên quan, văn phòng luật sư tại Việt Nam hoạt động theo hình thức văn phòng hoặc công ty, nơi luật sư cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và tranh tụng trước tòa.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÀ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP GÌ?
Tóm tắt: Văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp gì? Văn phòng luật sư, một loại hình doanh nghiệp phổ biến, không chỉ đóng vai trò cung cấp dịch vụ pháp lý mà còn bảo vệ quyền lợi khách hàng trong nhiều lĩnh vực. Được quy định bởi Luật Luật sư, loại hình này đảm bảo sự chuyên nghiệp và tuân thủ pháp luật, hoạt động theo mô hình tổ chức hành nghề luật sư hoặc công ty luật. Cùng Unilaw tìm hiểu chi tiết để hiểu rõ hơn về cơ cấu, chức năng và dịch vụ của văn phòng luật sư.
Tại Sao Nên Chọn Văn Phòng Luật Sư Unilaw?
Unilaw mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp nhờ đội ngũ luật sư có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm trong tranh tụng. Với nền tảng đạo đức vững chắc, đội ngũ Unilaw hướng đến việc giảm thiểu rủi ro pháp lý và tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng. Đến với Unilaw, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về một dịch vụ pháp lý minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp.
Văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp gì? Đây là một tổ chức chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ pháp lý thiết yếu, đảm bảo quyền lợi cho cá nhân và tổ chức. Với cam kết chất lượng và uy tín, Unilaw tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý tại Việt Nam, đồng hành cùng khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý.
Để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam sẽ cần thỏa nhiều điều kiện về hồ sơ và thủ tục khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển đổi. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, Luật Thiên Phúc sẽ cung cấp những thông tin này qua bài viết dưới đây.
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;
– Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
– Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
– Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2020 NĐ-CP: “Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.”
Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.
Để thực hiện việc chuyển đổi từ doanh nghiệp không hưởng chính sách doanh nghiệp chế xuất thành doanh nghiệp chế xuất, trước hết doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
Để trở thành DNCX, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng như sau:
Để thực hiện việc chuyển đổi thành DNCX, doanh nghiệp cần thực hiện việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị và nộp hồ sơ tới Ban quản lý khu công nghiệp. Hồ sơ bao gồm:
– Bước 2: Ban quản lý khu công nghiệp xem xét hồ sơ, gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan hải quan nơi có trụ sở của doanh nghiệp.
– Bước 3: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới hoặc có văn bản trả lời nếu từ chối hoặc cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong trường hợp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến những thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.
Kinh tế thế giới 9 tháng năm 2024 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; biến động chính trị, xung đột quân sự tiếp tục leo thang tại một số quốc gia, khu vực; tăng trưởng kinh tế, đầu tư, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu phục hồi chậm, thiếu vững chắc; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu đã làm gia tăng rủi ro đối với an ninh hàng hải, chuỗi cung ứng hàng hóa, thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, hòa bình, hợp tác vẫn là xu thế cơ bản. Các tổ chức quốc tế đều nhận định lạc quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 so với các dự báo đưa ra trước đó.
Trong nước, cơn bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản, hạ tầng kinh tế – xã hội và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ở các tỉnh phía Bắc.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Theo đó, một số chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực thực hiện đến hết năm 2025 để phù hợp với sự phục hồi của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và yếu tố mùa vụ trong sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 9 tháng năm 2024 là hơn 121,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 3,42% so với cùng kỳ năm 2023 với số vốn đăng ký hơn 1.158,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023; số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là gần 735,1 nghìn lao động, giảm 3,37% so với cùng kỳ năm 2023.
Riêng tháng 9/2024, có 11.216 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 92.818 tỷ đồng, giảm 5,03% về số doanh nghiệp và giảm 5,81% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.
Quy mô vốn: Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.310.525 tỷ đồng (giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2023). Quy mô vốn đăng ký bình quân/một doanh nghiệp đạt 9,5 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023 và thấp hơn mức bình quân của giai đoạn 9 tháng đầu năm trong 5 năm 2019-2023 (12 tỷ đồng).
Quy mô và lĩnh vực hoạt động: Doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 – 10 tỷ đồng) với 112.888 doanh nghiệp (chiếm 92,6%, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023), chủ yếu thuộc nhóm ngành Dịch vụ với 92.427 doanh nghiệp, chiếm 75,8% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,36% so với năm ngoái. Nhóm ngành Công nghiệp và Xây dựng có 28.267 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chiếm 23,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ghi nhận 1.204 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 1% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, giảm 5,64% so với cùng kỳ năm trước.
Có 8/17 ngành có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023: Công nghiệp chế biến, chế tạo có 14.757 doanh nghiệp, tăng 5,1%; Sản xuất, phân phối điện, nước, gas có 896 doanh nghiệp, tăng 11,0%; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 49.961 doanh nghiệp, tăng 10,3%; Vận tải kho bãi có 6.503 doanh nghiệp, tăng 13,5%; Thông tin và truyền thông có 3.761 doanh nghiệp, tăng 6,3%; Kinh doanh bất động sản có 3.446 doanh nghiệp, tăng 1,4%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí có 1.013 doanh nghiệp, tăng 11,0%; Hoạt động dịch vụ khác có 1.242 doanh nghiệp, tăng 1,7%.
Theo khu vực, các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ (52.381 doanh nghiệp, chiếm 43%) và vùng Đồng bằng sông Hồng (37.107 doanh nghiệp, chiếm 30,4%).
Các vùng kinh tế đều có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023, cụ thể: Vùng Đồng bằng sông Hồng có 37.107 doanh nghiệp, tăng 0,4%; vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 6.239 doanh nghiệp, tăng 5,1%; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 13.950 doanh nghiệp, tăng 1,7%; vùng Tây Nguyên có 3.041 doanh nghiệp, tăng 0,1%; vùng Đông Nam Bộ có 52.381 doanh nghiệp, tăng 5,4%; vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 9.180 doanh nghiệp, tăng 7,9%.
Biểu 1: Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 9 tháng năm 2024 của một số địa phương
Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động[1]
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 9 tháng năm 2024 đạt hơn 61,1 nghìn doanh nghiệp. Trung bình mỗi tháng trong 9 tháng năm 2024 có gần 6,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Riêng tháng 9/2024 ghi nhận có 6.479 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước, giảm 23,7% so với tháng 8/2024.
Số doanh nghiệp trở quay lại hoạt động phân theo ngành, nghề kinh doanh chính trong chín tháng năm 2024 là: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có 816 doanh nghiệp; Khai khoáng 397 doanh nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo 7.027 doanh nghiệp; Sản xuất phân phối, điện, nước, gas với 964 doanh nghiệp; Xây dựng 7.967 doanh nghiệp; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy 22.337 doanh nghiệp; Vận tải kho bãi 3.036 doanh nghiệp; Dịch vụ lưu trú và ăn uống với 3.040 doanh nghiệp; Thông tin và truyền thông với 1.362 doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 484 doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản có 2.553 doanh nghiệp; Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 4.499 doanh nghiệp; Giáo dục và đào tạo 1.364 doanh nghiệp; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 296 doanh nghiệp; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí có 408 doanh nghiệp; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 2.953 doanh nghiệp; Hoạt động dịch vụ khác có 1.600 doanh nghiệp.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động phân theo các vùng kinh tế – xã hội trong chín tháng năm 2024 là: Vùng Đồng bằng sông Hồng với 19.745 doanh nghiệp; vùng Trung du và miền núi phía Bắc với 3.081 doanh nghiệp; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 7.789 doanh nghiệp; vùng Tây Nguyên với 1.480 doanh nghiệp; vùng Đông Nam Bộ với 25.159 doanh nghiệp; vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 3.849 doanh nghiệp.
Hình 1: Tình hình doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường chín tháng các năm giai đoạn 2016 – 2024
Theo Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam được S&P Global công bố ngày 01/10/2024, chỉ số này đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 9, báo hiệu các điều kiện kinh doanh suy giảm trở lại vào thời điểm cuối quý 3 của năm, sau khi đã có một giai đoạn tăng trưởng mạnh. Trong đó, các điểm nhấn nổi bật là: (i) sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm đáng kể; (ii) tồn kho hàng hóa đầu vào giảm với mức gần kỷ lục do ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi trong tháng 9 với mưa lớn và lũ lụt dẫn đến đóng cửa hoạt động kinh doanh tạm thời và sự chậm trễ ở các dây truyền sản xuất và chuỗi cung ứng. Kết quả là, sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, hoạt động mua hàng và tồn kho hàng hóa đầu vào đều giảm.
Dự báo thời gian tới, tình hình kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu nhiều tác động trước những rủi ro, bất ổn trên thế giới về kinh tế, chính trị, thiên tai, dịch bệnh…
Để tiếp tục thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, phấn đấu hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện một số biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia và đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng, phát triển đất nước. Cụ thể như sau:
Tập trung triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sau bão Yagi, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước bằng các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ hơn như đẩy nhanh thực hiện đầu tư công, duy trì lãi suất thấp cũng như triển khai có hiệu quả các chương trình thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ.
Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, ưu tiên khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký; thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới, mở rộng các thị trường mới như Trung Đông, Châu Phi, thị trường sản phẩm Halal…
[1] Thời kỳ số liệu của chỉ tiêu này trước thời điểm 01/8/2024 được tính từ ngày 21 của tháng trước tháng báo cáo đến ngày 20 của tháng báo cáo, từ ngày 01/8/2024 được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo (căn cứ quy định tại Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07/6/2024 của Chính phủ).