“ MỘT NGÀY LÀM NÔNG DÂN” là làm những gì? Và lợi ích của việc làm đó mang lại là gì? Đó chắc chắn là những câu hỏi mà quý phụ huynh luôn thắc mắc khi đăng ký cho con em mình tham gia hoạt động dã ngoại hè của Trung tâm Anh ngữ Quốc tế AMA Quảng Nam tổ chức.
Tin tức hoạt động AMA Quảng Nam
QĐND - 1. Về nông thôn đi!-Anh bạn tôi rủ-Ta sẽ được thay đổi nhịp sống. Ở đó, chúng ta sẽ đi dã ngoại, tham quan, tát mương, bắt cá và tất nhiên là không thể thiếu chuyện thưởng thức các món ăn dân dã của miền thôn quê.
Nghe chừng hấp dẫn, tôi đồng ý. Hành trình của chúng tôi bắt đầu tại bến tàu Du lịch Tiền Giang. Tàu đưa chúng tôi đi giữa xanh tươi cây trái, ở hai bên bờ sông Tiền. Những cù lao lần lượt lướt qua: Long, Lân, Quy, Phụng. Khi thuyền cập bến Cồn Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, cả đoàn lên bờ, tỏa đi các góc, xăm soi từng gốc, từng bông, từng trái trong các vườn cây ăn quả, vườn hoa kiểng, bonsai. Anh bạn tôi thích thú tìm hiểu cách nuôi ong lấy mật, cách pha trà với mật ong và cảm thán: Vừa nhâm nhi trà mật ong vừa lắng nghe nhạc đờn ca tài tử là nhất. Tôi bảo: Hành trình đâu đã hết mà anh định thả mình? Anh ấy trả lời: Về thôn quê người như muốn giãn ra, nhẹ nhàng hẳn. Tôi lắc đầu: Cũng tại công việc của anh gắn quá nhiều với máy móc mà thôi.
Sông nước miền Tây Nam Bộ luôn hấp dẫn du khách.
Hành trình của chúng tôi không khác lời giới thiệu của người hướng dẫn viên khi xuất bến, kể cả việc thử cảm giác chèo thuyền trên những con rạch nhỏ, nhìn bóng dừa thả dáng trên sông mà ngỡ như mơ thấy ai buông tóc dài ra chải. Anh bạn tôi, nhà báo Đinh Kim Tuấn, công tác ở Báo Đồng Nai nhắc: Phải thay bộ đồ đi, khoác chiếc áo bà ba đen vào mới hiểu thế nào là người Nam Bộ. Tôi mân mê một lúc mới mặc bộ áo thân thuộc của người miền Tây ấy vừa băn khoăn, mặc thế này mà tát mương, bắt cá thì… Gió khẽ lùa vào chỗ hở nhỏ ngang eo. Vén tay áo, tôi cầm chiếc gầu dai mà thấy như mình đang hóa thân thành một người miền Tây ngọt ngào, dai dẻo. Cạnh bên tôi, người ta lội ào xuống mương, thôi cả việc dùng nơm bắt cá mà quờ bằng cả hai bàn tay. Rồi cũng chính những bàn tay ấy, lúc sau, tập chế biến cá, với đủ món cá nướng vỉ, cá nướng trui… Anh Hài Chuyển, người lái thuyền đưa chúng tôi đi cười rổn rảng: Chưa biết miền quê chúng tôi hấp dẫn các anh chị đến chừng nào, nhưng nhìn cái cách anh chị cười hoài, vậy là vui rồi.
2. Đi một hành trình dài, đến các miền quê, hòa mình vào cuộc sống của người nông dân, làm những công việc họ vẫn thường làm, cảm nhận những điều thú vị của nông thôn, nhận ra cuộc sống hiện tại của mình có những thứ thật tuyệt hoặc vẫn còn điều gì chưa đủ… Đó là trải nghiệm mà chương trình du lịch làm nông dân một ngày mà chúng tôi tham gia đang cố gắng cung cấp cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Nguyễn Thị Hương Giang thử làm nông dân tại Tiền Giang.
Nguyễn Thị Hương Giang thử làm nông dân tại Tiền Giang.
Chương trình du lịch đi về các vùng nông thôn rất thuận tiện đối với đất nước có dân số làm nông nghiệp lớn như Việt Nam. Cảm giác khác lạ, dễ đến với du khách ít khi rời văn phòng, phố thị và cũng hấp dẫn với cả những người đi nhiều và đi xa. Trong số đó có cả giới nhà báo và dân làm du lịch. Nguyễn Thị Hương Giang, Công ty G Việt Nam 19, là một trong số đó. Hương Giang làm du lịch đã nhiều năm, phụ trách mảng đưa khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Giang thạo tiếng Hoa nên hay đến các nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Xin-ga-po, Lào, Cam-pu-chia…
Hương Giang kể: “Làm du lịch cho em có cơ hội được đi đến nhiều điểm du lịch trên thế giới. Nhưng đến miền Tây Nam Bộ thì bây giờ mới là lần đầu tiên. Trong khi, bạn bè và đồng nghiệp của em đã đi rất nhiều. Khi về, họ quảng cáo kinh quá làm em tò mò và hiếu kỳ nên bố trí thời gian để được trải nghiệm, có chuyến du lịch tìm hiểu mùa nước nổi là em phải đăng ký ngay. Khi tới tận nơi, xem tận mắt, thử tận tay thế này rồi thì quả thật là tuyệt vời. Em tiếc là từ sáng đến tối không đủ thời gian để trải nghiệm hết.”
Những ngôi nhà dân không có cổng. Gốc cây dừa có em bé đang núp, thi thoảng lại ngó về phía những người khách phương xa. Chiếc xe đạp dựng ở gốc cây không khóa. Cái quần của ai vẫn phơi trên hàng rào… Tất cả, vừa như thân thuộc vừa lạ. Mải mê với cảnh sắc thôn quê, Giang không quên cố gắng tham gia hết những hoạt động, việc làm có thể trong chuyến đi. Nhìn cô gái với đôi bàn tay trắng, nhỏ, cố giơ bó lúa lên để đập thử mà không khỏi buồn cười. Cùng với những quãng vui, quãng ngỡ ngàng về cuộc sống của vùng sông nước mang đến không chỉ cho tôi hay Giang ấn tượng về miền Tây thật dạt dào: Thiên nhiên hào phóng, cây cối xanh tươi mướt mát. Nhìn đâu cũng thấy mênh mông sông nước. Người miền Tây thân thiện, nhiệt tình, chân chất, thật thà.
3. Chương trình cho mọi người được trải nghiệm đời sống ở nông thôn đã được tổ chức trong nhiều năm qua. Một số địa phương đã có những khu phát triển được loại hình du lịch này. Đối tượng hướng đến đa dạng. Trong đó, đối tượng dễ tổ chức và đang khá hưởng ứng là trẻ em. Trải nghiệm đời sống của người nông dân tại miền Tây Nam Bộ. Ảnh: Đà Lâm
Trải nghiệm đời sống của người nông dân tại miền Tây Nam Bộ. Ảnh: Đà Lâm
Chuyến du lịch làm nông dân thường diễn ra trong ngày, từ sáng đến chiều. Ở Hà Nội, hình thức du lịch này từng được tổ chức ở Ba Vì, hay Trang trại giáo dục ERA House, Long Biên, Hà Nội; khu du lịch nông nghiệp của Công ty Chè Mộc Sương, Mộc Châu, Lai Châu. Tên gọi có lúc là “Một ngày làm nông dân”, có nơi lại là “Học làm người nông dân”… Miền Trung có chương trình du lịch đến làng rau truyền thống Trà Quế, Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam; khu Đồng Xanh - Đồng Nghệ, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng; làng rau, làng hoa Ngọc Lãng, (Bình Ngọc, TP Tuy Hòa) hay xóm chài Mỹ Quang (An Chấn, Tuy An), tỉnh Phú Yên. Miền Nam có du lịch trải nghiệm ở khu sinh thái xã Trung An, huyện Củ Chi, khu trồng rau ở quận 12, TP Hồ Chí Minh, rồi cả Mỹ Tho, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ…
Sự phát triển đó là tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam cùng với chủ trương phát triển kinh tế nông thôn của Đảng, Nhà nước. Du lịch thử làm nông dân có thể phát triển, mở rộng và kết hợp phát triển kinh tế nông thôn với quy hoạch khu du lịch nông nghiệp. Qua anh Nguyễn Văn Quang-tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang tôi được biết, trước đây, từng có sự kết hợp trong hoạt động liên quan đến du lịch giữa những người làm du lịch và hội viên Hội Nông dân tỉnh, nhưng chưa khả quan. Để có kết quả tốt, thời gian tới cần có sự đầu tư nguồn lực của trên.
Thời gian qua, hình thức du lịch về nông thôn ở miền Tây Nam Bộ chưa rộng mở, nhưng đã có hướng phát triển. Vấn đề đặt ra là cần tập huấn truyền thông, hướng dẫn người nông dân làm quen với hoạt động du lịch, kinh tế du lịch và đầu tư hợp lý.
Vừa viết xong những dòng trên tôi nhớ ra khi giữa hành trình mình đã cùng có ý nghĩ như Nguyễn Thị Hương Giang: Các chương trình về nông thôn có tính ứng dụng cao. Chúng tôi mong hình thức trải nghiệm này sẽ mở rộng. Và, tôi cũng muốn như bạn tôi, có thể, rủ được ai đó cùng về nông thôn.
Một ngày làm... nông dân
|
Các tình nguyện viên “gánh, gánh, gánh, gánh lúa về, lúa về...” |
Vụ chiêm của đồng bằng Bắc bộ đang bước vào thời điểm thu hoạch. Hơn 20 bạn trẻ đang sinh sống, học tập tại Hà Nội đã tình nguyện làm nông dân bằng việc giúp người dân thôn Phú Diễn, Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội gặt lúa.
Đi gặt lúa với bà con là một trong những chương trình nằm trong kế hoạch hoạt động hằng năm mà VietNam Volunteer Network (mạng thông tin tình nguyện Việt Nam: Aoxanh.net) thực hiện.
5g30 sáng ngày 10-6, hơn 20 tình nguyện viên từ Hà Nội đã có mặt đủ để di chuyển hơn 10km về Phú Diễn. Người nào cũng ăn mặc giản dị, đi dép lê, và mặc một chiếc áo khoác dài tay màu xanh tình nguyện. Trông như những nông dân thực thụ, 7g sáng, mỗi người đã tay liềm, tay đòn gánh, chân đất đi ra cánh đồng.
Lịch trình làm việc của các tình nguyện viên chia làm hai nhóm, hôm nay sẽ gặt khoảng 1 mẫu ruộng của những gia đình thương binh, gia đình neo đơn trong xóm. Mỗi nhóm sẽ theo sự hướng dẫn của một bác nông dân trong làng.
Không ai bảo ai, mọi người ai làm việc nấy, chỉ mong xong cho thật nhanh để có thể chuyển sang ruộng khác. Chỉ một loáng ngay buổi sáng đã có khoảng sáu sào ruộng của nhiều hộ đã được gặt, gánh và tuốt xong xuôi đem về tận nhà.
Cơn mưa đêm hôm trước làm cho cánh đồng lúa rũ vàng ươm nhưng ở dưới chân thì ngập nước và thụt đến đầu gối. Mọi người động viên nhau từ việc gặt, gánh cho đến tuốt lúa cho từng gia đình.
Mấy cậu con trai khỏe chân khỏe tay thì nhanh nhảu đi gánh và ôm lúa lên bờ. Các bạn nữ tranh thủ trời còn chưa nắng gắt, gặt và bó lúa. Chân lội bùn đến gối, trên vai là những bó lúa nặng trĩu, những tình nguyện viên trẻ mà đa số chưa quen đồng ruộng đã hiểu hơn nỗi gian lao của người nông dân quanh năm một nắng hai sương để làm ra hạt thóc.
Ngày làm việc của các thợ gặt bắt đầu từ sớm và kết thúc khi mặt trời đã xế bóng. Bữa cơm trưa tại nhà một nông dân trong thôn với rau lang xào, sung muối, canh trai nấu giấm bỗng... như một bữa cơm của một đại gia đình với hơn 20 thành viên.
“Ngồi trong phòng điều hòa làm việc suốt ngày, hôm nay ra đồng, lội ruộng, gánh lúa, chân nọ đá chân kia, ngã dúi dụi xuống ruộng... mình hiểu sự vất vả của nghề nông. Thật may là mình đã có cơ hội để được đến đây và gặt lúa với mọi người”- Cao Ngọc Tú, kỹ sư công nghệ thông tin, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, chia sẻ sau một ngày tập làm nông dân.
Theo TTO
Sáng ngày 01/4/2023, Trường TH Võ Thị Sáu Tổ chức hoạt động trải nghiệm dã ngoại "Một ngày làm nông dân" tại Nông trại Cuộc sống xanh với chủ đề “Cùng em làm việc tốt mỗi ngày”, hoạt động với tham gia của 327 em học sinh khối 3, 4, 5 của trường.
Tại Nông trại Cuộc sống xanh, các em thiếu nhi sẽ được trải nghiệm những việc làm hằng ngày của các bác nông dân như: trồng lúa, bắt cá, thu hoạch rau quả, chăm sóc cho cây trồng, vật nuôi, vv…
Các hoạt động trải nghiệm thực tế là cơ hội để các em thể hiện năng lực sáng tạo của mình, giúp các em biết trân trọng giá trị cuộc sống, định hướng được tương lai cho bản thân, đồng thời qua hoạt động trải nghiệm cũng phát huy năng lực hợp tác, đoàn kết ở các em.
Thông qua các hoạt động thực tế này, giúp các em đã có cái nhìn cận cảnh hơn về cuộc sống của người nông dân Việt Nam, hiểu rõ về mồ hôi, công sức lao động của người nông dân để có được bữa cơm mà các em ăn mỗi ngày. Từ đó, các em biết quý trọng giá trị sức lao động, biết trân trọng những gì mà gia đình và nhà trường đã và đang mang lại cho mình./.
Phạm Thị Yến Nga (UBND thị trấn Đất Đỏ)
Thăm trang trại rau sạch, được nghe giới thiệu về từng loại cây, thỏa sức sáng tạo với nhiều mẫu lá cây và được tự tay trồng một loại cây nào đó tùy thích là những phần việc mà các em nhỏ được thực hiện khi tham gia chương trình một ngày làm nông dân.
Dù 7 giờ mới xuất phát chuyến đi nhưng em Huỳnh Đức Minh Nhật (lớp 2, Trường Tiểu học (TH) Kim Đồng, TP.Tam Kỳ) đã giục ba mẹ chở em đến điểm chờ từ rất sớm. Em Nhật là học viên của Câu lạc bộ kỹ năng sống Cánh diều tuổi thơ (gọi tắt là CLB Cánh diều tuổi thơ). Em nôn nao như vậy vì hôm nay, em và các bạn khác sẽ được trải nghiệm những công việc hằng ngày của người nông dân trong trang trại rau sạch Trường Xuân. Đúng 7 giờ 30, hơn 20 thành viên của CLB Cánh diều tuổi thơ có mặt tại trang trại. Việc đầu tiên là tham quan một vòng quanh khu vườn và được nghe chủ trang trại giới thiệu thông tin cơ bản về từng loại cây rau củ. Vì đây là vườn rau sạch nên quy trình trồng trọt cũng khác với thông thường, trong đó, cách chăm sóc, phòng và chữa các bệnh đều được áp dụng phương pháp dân gian.
“Cháu thấy vườn rất lạ, không sử dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu, phân hóa học như cháu từng được biết. Các cô chú ở đây thường xuyên nhổ cỏ, đặt bẫy keo dính để ngăn ruồi, ong đục quả, hay nuôi kiến ba khoang để diệt sâu, ngoài ra còn có thuốc ớt, thuốc tỏi. Bây giờ cháu đã hiểu, thực phẩm sạch là phải như vậy, không được sử dụng hóa chất trong quá trình chăm sóc” - em Nhật nói. Sau khi dạo một vòng quanh trang trại, các em được tập trung về một bãi cỏ thoáng được chủ vườn bố trí sẵn. Các em sẽ đi nhặt các loại lá khô trong vườn và hái lá cây dại nhiều màu sắc, hình dạng, sau đó, các em cùng tham gia trò chơi dán tranh bằng lá cây. Với sự sáng tạo hồn nhiên của các em, nhiều bức tranh độc đáo, chi tiết từ các loại lá cây được hoàn thành. Sau nội dung này, các em lại tiếp tục được trải nghiệm các công đoạn trồng cây. Bằng những phế phẩm tái chế là vỏ chai, vỏ trứng gà,… các em tự lấy đất bỏ vào và gieo hạt hoặc trồng cây đã lên mầm theo sự hướng dẫn tận tình của chủ trang trại. Các em trồng trong vỏ chai nhựa các loại cây hoa tết và trồng rau trong vỏ trứng gà, tất cả thành phẩm các em sẽ được mang về nhà để tiếp tục chăm sóc.
Chị Võ Thị Kim Anh (xã Tam Xuân 1, Núi Thành) là phụ huynh của 2 thành viên trong CLB Cánh diều tuổi thơ chia sẻ: “Nếu so sánh với tuổi thơ của thân tôi ngày xưa thì cuộc sống bây giờ làm cho tuổi thơ của các em nhỏ bị thiếu thốn quá nhiều thứ. Hai con tôi ban ngày đi học, tối về lại làm bài tập, thậm chí cuối tuần còn đi học thêm. Một kiểu nuôi dạy “công nghiệp” như vậy làm tôi lo lắng nên cho con mình tham gia CLB này để được gần hơn với thiên nhiên và hiểu rõ về thế giới đẹp đẽ xung quanh”.
Chị Phạm Cẩm Vân - Chủ nhiệm CLB Cánh diều tuổi thơ cho biết, với mục đích thành lập CLB là trau dồi và cho các em nhỏ trong độ tuổi dưới bậc TH được trải nghiệm những kỹ năng sống, thời gian qua CLB đã tổ chức nhiều chương trình một ngày làm nội trợ, một ngày làm tiểu thương và một ngày làm nông dân. Chương trình một ngày làm nông dân được đánh giá khá quan trọng trong kỹ năng sống, bởi những nội dung trong chương trình gần gũi với cuộc sống xung quanh nhưng lại khá xa lạ với trẻ em ở thành phố. “Hằng ngày các em đều ăn thực phẩm nhưng kiến thức về thực phẩm khá mơ hồ, chỉ được giảng dạy lý thuyết trên trường. Ở đây, chúng tôi cho các em một sự trải nghiệm hoàn toàn thực tế và khá thích thú, từ những chuyện nhỏ nhất như buộc các em phải đi chân đất ra bãi cỏ đến chuyện trồng một cái cây để mang về. Chúng tôi hy vọng hướng đi của CLB Cánh diều tuổi thơ sẽ được nhiều phụ huynh biết đến và ủng hộ bởi đây là những việc làm cần thiết đối với trẻ em hiện nay” - chị Vân chia sẻ.