Mỹ Cấm Vận Myanmar

Mỹ Cấm Vận Myanmar

Cấm đầu tư vào Cuba, ngay cả khi điều đó giúp đối thủ cạnh tranh thầu được những hợp đồng lớn. Trừng phạt các công ty nước ngoài “dám” buôn bán với Iran và Libya… Cấm vận là một cách Mỹ thể hiện sức mạnh. Vậy mà Thượng nghị sĩ Richard Lugar lại nói rằng “gần như tất cả các lệnh cấm vận đều không hiệu quả”.

Cấm vận thương mại đối với người dân các quốc gia

Một khía cạnh thực tế của các lệnh cấm vận và trừng phạt là sự thể hiện của Chính phủ với người dân rằng các nhà lãnh đạo của họ sẽ có hành động chống lại mối đe dọa. Tuy nhiên, nạn nhân của các lệnh trừng phạt thường không phải là những người nắm quyền, mà là công dân của quốc gia đó bị ảnh hưởng.

Đây là trường hợp ở Iraq. Được dẫn dắt bởi nhà độc tài Saddam Hussein đã chứng minh sự thờ ơ của họ đối với phúc lợi của công dân, các nhà lãnh đạo quyền lực của Iraq đã thỏa thuận với các quốc gia khác về hàng hóa và dịch vụ trong các lệnh trừng phạt kinh tế. Kết quả là, họ được hưởng lợi cá nhân trong khi sức khỏe, sức mạnh và cơ sở hạ tầng của Iraq sụp đổ.

Quốc gia từng phát triển và thịnh vượng đã trở thành một vùng đất nơi các bệnh dịch đã bị xóa bỏ lại quay lại và trẻ em thì đang chết dần. Do kết quả của việc thương mại hợp pháp bị ngăn chặn, người dân chịu cảnh nghèo đói và phụ thuộc vào viện trợ lương thực từ Liên Hợp Quốc và giáo dục thì mai một.

Ít nhất 500.000 trẻ em đã phải chịu đựng và tử vong trong thời gian các lệnh trừng phạt kinh tế do Liên Hợp Quốc áp đặt và quốc gia này vẫn chưa được xây dựng lại hoàn toàn.

Như lịch sử ghi nhận, các lệnh cấm vận thương mại có sức mạnh ngăn chặn chiến tranh nhưng có khả năng gây ra hậu quả không lường trước được.

(Tài liệu tham khảo: investopedia, borgenproject, myaccountingcourse)

Việc châu Âu mạnh dạn từ bỏ nguồn năng lượng hóa thạch từ Nga gây ra hoài nghi. Đặc biệt, châu lục này nhẹ nhàng vượt qua khủng hoảng năng lượng mùa đông 2023 càng củng cố thêm quan điểm rằng cấm vận dầu Nga chỉ là cách gọi khác của một chiến lược ép giá được tính toán kỹ lưỡng.

Lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga, được thông qua trong gói trừng phạt thứ 6 của EU, đã chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2022. EU, Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Australia cũng đã đặt ra mức giá trần 60 USD/thùng dầu nhập khẩu từ Nga.

Tờ Bloomberg khẳng định, Ấn Độ mua dầu thô Nga giá rẻ, sau đó tinh chế thành dầu diesel và bán sang EU với giá cao. Trong tháng 3/2023, Ấn Độ đã nhập khẩu từ Nga 1,62 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 40% tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này.

Quốc gia Nam Á vươn lên trở thành top 4 nhà lọc dầu lớn nhất thế giới, cùng với Trung Quốc, là một trong những khách hàng tiêu thụ dầu mỏ Nga - bất chấp mối nguy hiểm bị trừng phạt thứ cấp.

Thật vậy, cho dù châu Âu vẫn tỏ ra thống nhất với Mỹ trong nhiệm vụ gây sức ép tổng thể với Moscow, nhưng họ vẫn có tính toán riêng. Nói cách khác, lệnh trừng phạt được thiết kế để nắn lại dòng dầu từ Nga sang nước thứ 3 rồi quay lại châu Âu.

Với quy định hiện hành của EU, việc mua dầu thô của Nga rồi tinh chế và bán lại cho khối này là hợp lệ. Cụ thể, khi dầu thô của Nga được chế biến thành nhiên liệu ở một quốc gia bên ngoài khối như Ấn Độ, các sản phẩm tinh chế có thể được chuyển đến EU vì chúng không được coi là có nguồn gốc từ Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở thành trung tâm phân phối khí đốt Nga, trung tâm này sẽ cho phép Nga chuyển tiếp khí đốt từ các đường ống dẫn khí Nord Stream đến khu vực Biển Đen.

Hệ thống TurkStream còn có thể mở rộng thêm hai đường ống với tổng khả năng vận chuyển 31 tỷ mét khối khí đến các khách hàng châu Âu, với kinh phí vào khoảng 10 tỷ USD. Blue Stream - một đường ống xuyên Biển Đen khác cũng có khả năng vận chuyển 16 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Một vài thành viên EU được quyền miễn trừ tham gia lệnh cấm vận, nghĩa là các nước này vẫn giữ mối giao thương dầu mỏ và khí đốt với Nga. Cùng là thành viên nội khối nên có khả năng chia sẻ trong tình huống khẩn cấp.

Vì vậy, “sức nặng” lệnh trừng phạt phần lớn nằm trên lý thuyết. Thực tế, Nga vẫn xuất khẩu dầu với chiết khấu cao hơn bình thường, khối OPEC hai lần cắt giảm sản lượng để neo giá dầu không rớt sâu hơn. Điều này cho thấy gì?

Thứ nhất, tất cả chứng minh rằng, năng lượng hóa thạch chưa hết vai trò lịch sử, lời kêu gọi tại COP26 khó thành hiện thực trong tương lai gần. Do vậy, công nghiệp năng lượng tái tạo dễ rơi vào cuộc khủng hoảng tạm thời, “chôn vùi” hàng nghìn tỷ USD.

Thứ hai, màn cạnh tranh ở phương Tây làm thay đổi cục diện quyền lực dầu mỏ chuyển giao sang các nước châu Á. Trung Quốc, Ấn Độ và một số đối tác “thân thiện” tìm cách duy trì sức mạnh của năng lượng hóa thạch.

Theo Trương Khắc Hà/Diendandoanhnghiep.vn

Cùng DOL phân biệt "abolish", "revoke", "disband", “lift" và "end" nhé! 1. Các thuật ngữ "abolish", "revoke" và "disband" đều có nghĩa là chấm dứt một điều gì đó, nhưng chúng khác nhau trong các trường hợp sử dụng cụ thể: "Abolish" đề cập đến việc chấm dứt chính thức hoặc hợp pháp (official or legal termination) một hệ thống (system), thể chế (institution), luật pháp (law) hoặc phong tục (custom). "Revoke" có nghĩa là chính thức hủy bỏ (officially cancel) hoặc rút lại (withdraw) một quyết định (decision), luật (law), quyền (right) hoặc đặc quyền (privilege). "Disband" có nghĩa là giải tán (break up) một nhóm (group) hoặc tổ chức (organization), điển hình là thuộc về quân đội (military) hoặc chính trị (political). 2. Mặt khác, “lift" và "end" là những thuật ngữ chung hơn để dừng (stop) hoặc ngừng (discontinue) một thứ gì đó: “Lift" có nghĩa là dỡ bỏ (remove) lệnh cấm (ban), hạn chế (restriction) hoặc lệnh cấm vận (embargo) đã được áp dụng (imposed) đối với một thứ gì đó. "End" có nghĩa là dừng (stop) hoặc kết thúc (bring to a close) một hoạt động (activity), tình huống (situation) hoặc quy trình (process).

Cấm vận thương mại đối với chính phủ của các quốc gia

Mục tiêu của lệnh cấm vận thương mại là gây áp lực lên các chính phủ khác bằng cách cấm xuất khẩu và nhập khẩu từ các quốc gia đó. Các lệnh cấm vận thương mại thường được viện dẫn để chống lại các quốc gia thể hiện mối đe dọa đối với các quốc gia khác hoặc với chính người dân của họ.

Một trong những ví dụ đáng chú ý nhất của lệnh cấm vận này là lệnh cấm vận thương mại Cuba của Mỹ. Chính phủ Mỹ không đồng ý với chính phủ Cuba và do đó đã cắt đứt quan hệ với Cuba, từ đó các công ty của Mỹ giao dịch với Cuba là bất hợp pháp. Với mục đích là việc thiếu đi quan hệ thương mại sẽ làm tổn thương nền kinh tế Cuba và sẽ buộc chính phủ Cuba phải tuân thủ chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên, đây không phải là hình thức cấm vận duy nhất. Các quốc gia thường tham gia vào các lệnh cấm vận chiến lược nhằm hạn chế việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ quân sự sang các quốc gia khác.

Điều này là phổ biến đối với các nước phát triển hỗ trợ một số quốc gia buôn bán vũ khí và quân sự và không hỗ trợ các nước khác. Điều này đúng trong trường hợp của Iran. Chính phủ Mỹ không cung cấp hỗ trợ quân sự cho Iran, nhưng Nga thì có.

Cấm vận thương mại (Trade Embargo)

Cấm vận thương mại trong tiếng Anh là Trade Embargo.

Cấm vận thương mại là biện pháp cấm hoàn toàn quan hệ thương mại (xuất, nhập khẩu) đối với một quốc gia nào đó. Cấm vận có thể được thực hiện đối với một hoặc một vài, hoặc thậm chí đối với tất cả các mặt hàng.

Một lệnh cấm vận thường được tạo ra do kết quả của hoàn cảnh chính trị hoặc kinh tế không thuận lợi giữa các quốc gia. Biện pháp hạn chế thương mại phi thuế quan này mang tính khắc nghiệt nhất và thường nhằm đạt tới các mục tiêu chính trị.

Nó được tạo ra để cô lập một quốc gia và tạo khó khăn cho cơ quan quản lí của quốc gia đó, buộc nước này phải hành động về vấn đề dẫn đến lệnh cấm vận. Cấm vận có thể được những quốc gia riêng rẽ, hoặc các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc tiến hành.

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)