Nước Có Iq Cao Nhất Thế Giới

Nước Có Iq Cao Nhất Thế Giới

Câu trả lời đúng là đáp án C: Đôla Singapore, ký hiệu SGD, là tiền tệ chính thức của Singapore. Đồng tiền này thường được viết tắt là hoặc S để phân biệt với các đồng tiền có tên gọi đôla khác. Theo World Street Jounal Market, ngày 27/4, 1 USD = 1,38 SGD. Năm vừa qua, tỷ giá của USD so với SGD dao động quanh mức 1,33-1,38. Đồng tiền của Singapore có giá trị cao nhất khu vực Đông Nam Á, đồng thời đứng thứ năm châu Á. Các tờ tiền giấy của Singapore in hình tổng thống đầu tiên của nước này là Tun Haji Yusof bin Ishak. Trước khi trở thành tổng thống, ông là nhà báo có tiếng. Khi Singapore giành độc lập vào tháng 8/1965, ông Yusof trở thành tổng thống cho đến năm 1970. Chân dung của ông xuất hiện trên các tờ tiền Singapore, được giới thiệu vào năm 1999. Hiện, Singapore đang lưu hành hai loại tiền xu và giấy. Đồng xu 1 đôla với thiết kế giống hình bát quái được coi là tiền may mắn, mang đến sự sung túc, hưng thịnh của quốc đảo Sư tử. Tiền giấy đôla Singapore đang lưu thông hiện tại có bảy mệnh giá trải đều từ 2 đến 10.000 đôla. Trong đó, tờ tiền mệnh giá 1.000 đôla Singapore được nhiều người chú ý vì trên một mặt in toàn bộ lời Quốc ca của Singapore. Tuy nhiên, từ năm 2021, Singapore đã dừng phát hành tờ 1.000 đôla để giảm nguy cơ rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Thủ tướng nước nào có mức lương cao nhất thế giới?

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Mặc dù còn nhiều yếu tố khác tác động tới đời sống của người dân như phúc lợi xã hội, chi phí sinh hoạt, thuế thu nhập…nhưng có một điều ít ai có thể phủ nhận đó là lương bình quân ở đâu nào càng cao, càng nhiều người muốn tới đó sinh sống. Sau đây là 10 nước đang có mức lương bình quân cao nhất thế giới.

Tại Hà Lan, thu nhập bình quân năm của người

nước này là 47.056 USD. Mặc dù mức thuế thu nhập và các khoản giảm trừ thu nhập khác khá cao, lên tới 37,8%, mức thu nhập khả dụng của người lao động nước này vẫn đạt 29.269 USD.

Tại đây, các ngành thực phẩm, đồ điện, máy móc, hóa chất và dịch vụ du lịch chính là thế mạnh. Hà Lan cũng sở hữu cảng biển lớn nhất thế giới tại Rotterdam và có vị trí chiến lược khi nằm giữa các thị trường Anh và Đức.

Hiện Hàn Quốc chính là nước trả lương cao nhất châu Á. Hàng năm mỗi lao động tại nước này được nhận bình quân 35.406 USD trong khi mức giảm trừ thuế thu nhập và các khỏan khác chỉ là 12,3%, khiến thu nhập khả dụng của lao động Hàn Quốc đạt 31.051 USD, tăng 1341 USD so với năm trước.

Hàn Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn thứ 6 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 thế giới. Đây cũng là nhà sản xuất điện hạt nhân lớn thứ 5 thế giới, với khoảng 45% sản lượng điện tại nước này đến từ nguồn điện hạt nhân.

Là một nước giàu tài nguyên như dầu mỏ, thủy năng, thủy sản, rừng và khoáng sản, Na-uy có hệ thống chăm sóc y tế công cộng hoàn toàn miễn phí. Chính phủ Na-uy nắm cổ phần lớn ở hầu hết các ngành then chốt. Trung bình mỗi năm, tổng thu nhập mỗi người lao động nươc snày nhận được là 43.990 USD. Sau khi khấu trừ các khoản bắt buộc ở mức 29,3%, thu nhập khả dụng của người lao động nước này là 31.101 USD.

Là nước sở hữu nguồn tài nguyên giàu mỏ và khi đốt vô cùng lớn với trữ lượng dầu được tìm thấy nhiều thứ hai thế giới, Canada chính là nhà xuất khẩu ròng năng lượng. Ngoài ra nước này còn là nhà cung cấp nhiều tài nguyên khoáng sản như kẽm, urani, nikel, nhôm và chì. Thu nhập hàng năm của lao động Canada khoảng 42.253 USD với mức khấu trừ bắt buộc là 22,7%.

Là nước rất mạnh về lĩnh vực dịch vụ, mỗi năm ngành công nghiệp không khói này đóng góp tới gần 75% GDP của Anh. Trong đó du lịch là một trong những ngành then chốt bên cạnh tài chính ngân hàng. Mỗi năm người lao động tại đây được trả lương bình quân ở mức 44.743 USD với tỷ lệ giảm trừ bắt buộc là 25,1%. Dù vậy so với năm trước, thu nhập khả dụng của người Anh đã giảm mạnh 1272 USD.

Trong khoảng 10 năm qua, Australia đã tập trung vào ngành xuất khẩu hàng hóa. Điều này đã giúp cán cân thương mại của họ được cải thiện đáng kể. Dù kinh tế thế giới khó khăn, thu nhập bình quân của người lao động tại đây vẫn tăng hơn 800 USD so với năm trước, đạt 44.983 USD. Mức giảm trừ thu nhập bắt buộc tại đây là 22,3%.

Thụy Sỹ từ lâu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm y tế và dược phẩm, hóa chất và các dụng cụ chính xác cao. Ngoài ra ngành ngân hàng, bảo hiểm và du lịch cũng là thế mạnh của nước này. Năm qua, mức lương bình quân của người lao động tại đây đạt 50.242 USD. Sau khi chi trả các khoản khấu trừ thu nhập bắt buộc ở mức 29,4%, thu nhập khả dụng còn lại vẫn đạt 35.471 USD.

Là trung tâm lớn thứ hai của các qũy đầu tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, lĩnh vực tài chính ngân hàng đóng góp phần lớn vào GDP của Luxembourg. Năm qua, thu nhập bình quân của người lao động tại đây đạt 52.847 USD, cao hơn Ai len. Tuy nhiên, do có mức giảm trừ thu nhập cao hơn, lên tới 28,1%, thu nhập khả dụng của người lao động tại đây chỉ đứng thứ 3, với 37.997 USD/năm, giảm gần 1500 USD so với năm trước.

Là đất nước có nền kinh tế tri thức với trọng tâm là dịch vụ công nghệ cao và công nghiệp, Ai len có lực lượng lao động chất lượng cao trong khi mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Trong khi người lao động được trả trung bình 50.764 USD/năm, mức giảm trừ thu nhập bắt buộc tại nước này chỉ là 18,9%, một trong những mức thấp nhất châu Âu.

Là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nguồn khoáng sản dồi dào, hạ tầng phát triển cao và năng suất lao động cao, Mỹ vừa là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới vừa là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Người lao động tại đây trong năm ngoái được trả trung bình 54.450 USD. Sau khi trả các khoản giảm trừ bắt buộc tương đương 22,8%, thu nhập khả dụng họ còn lại vẫn lên tới 42.050 USD, cao nhất thế giới.

Cuối tuần trước, các bộ trưởng bộ tài chính thuộc nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã đạt thoả thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ chấm dứt “cuộc đua xuống đáy về thuế doanh nghiệp” và “đảm bảo sự bình đẳng cho tầng lớp trung lưu và người lao động ở Mỹ và trên toàn thế giới”.

Trong suốt nhiều năm, chính phủ của các nền kinh tế lớn đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế đầy đủ từ các công ty đa quốc gia lớn có hoạt động trải rộng ở nhiều quốc gia, trong đó có những tập đoàn công nghệ khổng lồ như Facebook và Google. Để phải nộp thuế ít đi, các công ty đa quốc gia thường công bố lãi – từ những nguồn vô hình như phần mềm và bằng sáng chế - tại những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thuế thấp, cho dù lợi nhuận đó đến từ những nơi khác. Cách làm này giúp họ tránh được thuế suất cao tại quốc gia quê nhà.

Thoả thuận của G7 phù hợp với nỗ lực toàn cầu về cập nhật các quy định về thuế. Dự kiến, thoả thuận sẽ được mang ra thảo luận thêm tại cuộc họp của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) vào tháng tới.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một nhóm liên chính phủ của các nước giàu, cũng đã đàm phán về thuế toàn cầu trong mấy năm qua. OECD kỳ vọng rằng một mức thuế toàn cầu tối thiểu sẽ đóng góp phần lớn vào số thuế 50-80 tỷ USD mà các công ty đa quốc gia rốt cục sẽ phải nộp thêm hàng năm.

Nhìn chung, các quốc gia ở châu Phi và Nam Mỹ là những nước có thuế suất doanh nghiệp cao hơn so với nhiều nước ở châu Âu và châu Á – theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu Tax Foundation có trụ sở ở Washington, OECD, và công ty tư vấn KPMG. Nhiều trong số những nước có thuế suất thấp là những nước nhỏ như Bulgaria hay Liechtenstein.

Có khoảng 15 quốc gia không áp thuế doanh nghiệp, trong đó phải kể tới những đảo quốc như Bermuda, Cayman Islands, và British Virgin Islands. Những nước này đều được gọi là “tax havens” (tạm dịch: “nơi trú ẩn khỏi thuế”), thường được các công ty lớn chuyển lợi nhuận tới nhằm mục đích nộp thuế ít đi.

Những nước này hưởng lợi từ việc làm do các công ty đa quốc gia mang đến, chủ yếu là trong ngành dịch vụ pháp lý và kế toán. Nhiều “tax havens” cũng kiếm được những khoản phí từ các công ty lớn tới mở chi nhánh.

Ông Daniel Bunn, Phó chủ tịch phụ trách dự án toàn cầu thuộc Tax Foundation, nói với hãng tin CNBC rằng các “tax havens” tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư vào các quốc gia có mức thuế cao hơn. Bởi vậy, việc áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ làm gia tăng chi phí của những khoản đầu tư đó, dẫn tới “một sự thụt lùi đôi chút về kinh tế”.

Theo ông Bunn, vẫn còn nhiều câu hỏi quanh việc thuế tối thiểu sẽ được áp dụng như thế nào và phần thu nhập nào của doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế tối thiểu này. Ngoài ra, ông cũng nói, các “tax havens” có thể không biến mất hoàn toàn.

“Hiện chưa rõ mọi chuyện sẽ đi về đâu sau vài năm nữa”, ông Bunn nói. “Vẫn còn nhiều cơ hội để trốn hoặc tránh thuế hoặc các quốc gia khác nhau điều chỉnh quy định theo hướng có lợi cho mình”.

Nếu được thực hiện, đây là sẽ lần đầu tiên Mỹ tăng thuế trong 25 năm qua. Vấn đề này đang nhận được sự quan tâm lớn của giới doanh nghiệp Mỹ. Phần lớn giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ phản đối kế hoạch tăng thuế của ông Biden do lo ngại kế hoạch này cản trở đà phục hồi của nền kinh tế hậu đại dịch.

Trên thực tế, kể cả trước khi tăng thuế, Mỹ vẫn thuộc nhóm nước thu thuế doanh nghiệp cao nhất trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Dưới đây là xếp hạng các quốc gia OECD theo mức thuế doanh nghiệp từ thấp nhất đến cao nhất.

1. Thụy Sĩ (8,5%): Theo MSN, trên giấy tờ, Thụy Sĩ là quốc gia có thuế doanh nghiệp thấp nhất trên thế giới. Doanh nghiệp tại nước này chỉ phải nộp thuế 8,5% ở cấp liên bang. Tuy nhiên, từng bang của nước này lại áp các loại thuế khác, theo đó thuế doanh nghiệp rơi vào khoảng từ 11,9% đến 21,6% tùy vào doanh thu.

2. Hungary (9%): Năm 2017, Hungary giảm thuế doanh nghiệp từ 19% xuống chỉ còn 9% và hiện là quốc gia có thuế doanh nghiệp thấp nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nằm trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Thủ tướng Viktor Orbán.

3. Ireland (12,5%): Việc thu thuế doanh nghiệp thấp đã giúp thay đổi bộ mặt Ireland, thu hút nhiều công ty lớn từ khắp nơi trên thế giới. Những doanh nghiệp công nghệ khổng lồ của Mỹ như Google, Facebook và Apple đều chọn Ireland là trung tâm hoạt động tại châu Âu.

4. Lithuania, Canada và Đức (15%): Tại Lithuania, “doanh nghiệp nhỏ” có thể được giảm thêm 5%. Tại Canada, mức thuế thấp đã giúp nước này thu hút đông đảo doanh nghiệp Mỹ. Còn tại Đức, dù thuế cơ bản là 15%, các doanh nghiệp có thể phải nộp thêm thuế tùy từng thành phố.

5. Luxembourg (17%): Luxembourg thu thuế doanh nghiệp ở mức 17%. Tuy nhiên, các công ty có trụ sở tại Luxembourg phải chịu thêm 7% thuế đoàn kết cộng đồng và thuế kinh doanh thành phố 6,75%. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp ở Luxembourg có thể phải nộp thuế lên tới 24,94%.

6. Slovenia, Anh, Cộng hòa Séc và Ba Lan (19%): 4 quốc gia châu Âu này cùng áp dụng mức thuế doanh nghiệp 19%. Riêng Anh đang dự kiến tăng thuế lên 25% từ tháng 4/2023 để chi trả cho các chi phí liên quan tới đại dịch Covid-19. Còn tại Cộng hòa Séc, với hệ thống thuế mới áp dụng từ năm 2021, từ mức thuế cơ bản, doanh nghiệp có thể phải nộp thuế 23%.

7. Latvia, Iceland, Estonia và Phần Lan (20%): Thêm 4 quốc gia châu Âu khác áp dùng cùng một mức thuế doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Latvia, trong khi doanh nghiệp lớn chịu thuế 20%, doanh nghiệp nhỏ được hưởng thuế ưu đãi 15%.

8. Sweden (20,6%): Năm 1989, Thụy Điển là một trong những nước áp thuế doanh nghiệp nhất thế giới, lên tới 60,1%. Tuy nhiên, đến năm 2019, mức thuế này đã giảm xuống chỉ còn 21,4% và tiếp tục giảm còn 20,6% từ ngày 1/1/2021. Nhờ đó, Thụy Điển mệnh danh là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh thân thiện nhất thế giới.

9. Slovakia và Mỹ (21%): Các cuộc cải cách thuế từ những năm 2000 đã đưa thuế doanh nghiệp của Slovakia xuống còn 21%. Còn tại Mỹ, chính quyền Thống thống Donald Trump đã giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21% vào năm 2017. Tuy nhiên, chính quyền mới của ông Biden đang đề xuất tăng thuế lên 28%.

10. Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch và Na Uy (22%): Bất chấp những bất ổn chính trị, Thỗ Nhĩ Kỳ vẫn là điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài nhờ thuế thấp. Cùng áp dụng mức thuế doanh nghiệp 22%, Đan Mạch, Na Uy cũng thu hút đông đảo nhà đầu tư nước ngoài.

11. Israel (23%): Dù áp thuế cơ bản 23%, Israel hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ nhỏ với việc chỉ thu thuế 6%.

12. Nhật Bản (23,2%): Từ năm 2017, Nhật Bản giảm thuế 3% để hỗ trợ doanh nghiệp tăng lương và áp dụng thuế suất chỉ 20% với doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới. Thuế suất doanh nghiệp tiêu chuẩn của nước này hiện là 23,2%.

13. Hy Lạp và Italy (24%): Năm 2019, Hy Lạp giảm thuế doanh nghiệp từ 28% xuống còn 24%. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis khi đó cho biết nước này sẽ giảm thuế xuống còn 20% vào năm 2021, nhưng đến nay chưa được thực hiện do ảnh hưởng của dịch bệnh. Còn tại Italy, ngoài thuế cơ bản 24%, doanh nghiệp phải nộp thêm 3% thuế đô thị.

14. Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Áo (25%): Đây là nhóm quốc gia có thuế doanh nghiệp cao nhất trong OECD. Tuy nhiên, Mỹ có thể soán ngôi 4 nước này nếu kế hoạch thuế của ông Biden được thông qua.