Phố Bùi Viện Halloween

Phố Bùi Viện Halloween

Đêm 31/10, phố Tây Bùi Viện (TPHCM) "chật như nêm" khi hàng ngàn người đổ về vui chơi, hóa thân thành ma quỷ trong đêm Halloween.

Làm gì để Bùi Viện thoát khỏi mô hình phố nhậu?

Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia du lịch Nguyễn Đức Chí cho biết: Phố đi bộ Bùi Viện bát nháo, có “điểm mới” so với các phố đi bộ khác trong cả nước là nhảy nhót sexy. Nhưng thực tế từ khi ra đời, phố đi bộ Bùi Viện chưa thoát khỏi mô hình một phố ăn nhậu vì lịch sử, điều kiện hạ tầng, quy hoạch, quản lý để lại. “Con phố là một phần kinh tế đêm nhưng để trở thành một sản phẩm du lịch về đêm đúng nghĩa cần đầu tư tiền của, thương hiệu, nhân lực và cộng đồng ở đó cũng phải thay đổi cách kinh doanh. Còn nếu cứ để phố đi bộ Bùi Viện trở thành phố ăn nhậu, vui chơi nhảy nhót sexy thì doanh thu cũng sẽ tăng, nhưng hệ quả xã hội phát sinh nhiều hơn. Liệu có thể bảo vệ lớp trẻ Việt Nam và chỉ khoanh vùng dành cho người nước ngoài hay không? Chắc chắn không”, ông Chí phân tích.

Một vũ công trong quán bar ở phố Tây Bùi Viện

Theo ông Chí, nên quản lý an ninh trật tự chặt chẽ để không phát sinh các kiểu tệ nạn mới. Đồng thời quy hoạch lại các tuyến đường xung quanh thành các khu mua sắm, ăn uống, dịch vụ du lịch hỗ trợ để ăn theo như spa, chăm sóc sức khỏe, y tế, nhà hàng… Khi nhận ra nhu cầu khách thay đổi, dân ở đó sẽ chuyển hướng kinh doanh. Còn biến nó thành phố ăn nhậu, nhảy nhót thì phải phù hợp với định hướng và mô hình xã hội.

Bóng cười thường xuyên hiện diện tại phố Tây Bùi Viện

Ông Chí dẫn chứng, trên thế giới có nhiều phố đi bộ nổi tiếng được quy hoạch trở thành con phố cao cấp. Ví dụ Mykonos, thành phố ven biển của Hy Lạp, điểm đến tràn ngập du khách châu Âu. Các khu phố đều được xây dựng thành phố đi bộ với những hẻm nhỏ thông nhau mà trong các con hẻm đó, nhà hàng, cửa hàng mua sắm cao cấp dày đặc. Ở khu phố này, du khách không thể thấy những quán bar nhảy sexy vì tất cả đều nằm bên trong kín đáo. Du khách đến đây, dĩ nhiên có cả thanh niên trẻ tuổi “ăn chơi tới bến” nhưng cũng có những gia đình đi cùng con cái, người già…

“Phố đi bộ Bùi Viện nên được định hình thành con phố mà bất kỳ du khách nào cũng có thể đến đây tham quan, vui chơi. Còn như hiện nay, chắc chắn các nhóm khách gia đình không đưa con cái tới nơi này, kể cả du khách phương Tây có cái nhìn thoáng hơn”, anh Hưng phát biểu.

Không khí tiệc tùng tại một quán bar trong khu phố Tây

Du khách quốc tế nói gì về phố Tây Bùi Viện?

-Con phố này rất nhộn nhịp, rất ồn ào và nhân viên các quán bar tranh giành khách bằng âm nhạc rất lớn, cố gắng lôi kéo bạn vào quán. Nếu bạn thích tiệc tùng thì nơi này có lẽ thích hợp, mặc dù đắt hơn những nơi khác. Rất nhiều đồ uống và không ít người hít bóng cười nên chắc chắn không phải là nơi dành cho trẻ em (Scoutts, Anh).

-Ánh đèn neon chói mắt nhưng nó mờ nhạt so với tiếng nhạc khủng khiếp chói tai từ mọi quán bar đầy những cô gái nhảy múa trên bục bên ngoài cửa, những nhân viên liên tục chạm vào người bạn và cố gắng kéo bạn vào quán bar đó (Luca K, Úc).

Ngày 20-3, Công an phường Phạm Ngũ Lão (quận 1, TP HCM) cho biết đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với 3 thanh niên đánh một du khách nước ngoài mà Báo Người Lao Động phản ánh.

Dù vì lý do gì cũng rất phản cảm

Theo xác minh từ công an, 3 thanh niên này là những người mặc áo đen in dòng chữ "security", nhân viên của một quán bia trên đường Bùi Viện.

Theo tường trình của 3 đối tượng này thì thời điểm đó, tại quán xuất hiện một vị khách Tây với biểu hiện say xỉn. Người này ngồi lên bàn và yêu cầu đem đến một chai bia Sài Gòn. Thấy khách say nên các nhân viên quán từ chối phục vụ. Thay vì bỏ đi, người này quay sang chửi bới và đấm vào mặt bảo vệ. Do không giữ được bình tĩnh, những người còn lại đã xô xát với du khách nước ngoài này.

Tuy nhiên, theo công an, đây chỉ là lời khai từ một bên và lý do phải xử lý 3 thanh niên nói trên vì đã có hành vi phản cảm, gây rối trật tự công cộng. Thay vì tế nhị đưa vị khách ra khỏi quán thì những người này dùng nắm đấm để giải quyết. UBND phường Phạm Ngũ Lão đang tích cực tìm vị khách nói trên để cho chủ quán xin lỗi.

Trước đó, lúc 0 giờ 5 phút ngày 18-3, phóng viên chứng kiến cảnh đánh nhau gây náo loạn địa điểm du lịch nói trên. Xung quanh hai bên đường có rất đông khách quốc tế và nhiều vị khách khác ở trong nước đang vui chơi thì nghe tiếng la lớn từ hướng giao lộ Bùi Viện - Đỗ Quang Đẩu. Ở đó có khoảng 5 thanh niên túm áo lôi một vị khách Tây chừng 30 tuổi từ quán ra đường. Một người đấm mạnh vào đầu làm vị khách choáng váng, tiếp sau đó một số người khác hùa theo lên gối.

Điều đáng nói, khi vị khách lảo đảo chạy vào một quán gần đó thì bị nhân viên quán này sợ liên lụy đã dùng tay chặn lại, xô ra mặt đường. Xung quanh, rất nhiều người chứng kiến màn đánh tập thể đối với một vị khách nước ngoài nhưng chẳng ai dám lên tiếng. Ít phút sau, cũng phố Bùi Viện xảy ra một vụ ẩu đả khác giữa nhóm thanh niên và khách du lịch. Đôi bên dùng ghế đập tới tấp khiến nơi đây trở thành cuộc hỗn chiến.

Chị Trần Thị Mai Thanh, nhân viên một quán ăn trên đường Bùi Viện, cho biết khoảng từ 2 đến 3 ngày là lại có vụ đánh nhau ở phố này. Trong đó, chủ yếu là đánh nhau giữa khách với khách và thậm chí có cả nhân viên và những người đến chơi. "Nói một cách công bằng, có những vị khách Tây rất quậy phá và muốn quỵt tiền nên nhân viên mới có hành vi như vậy. Tuy nhiên, dùng nắm đấm ở địa điểm du lịch như vậy thì cũng rất phản cảm" - chị Thanh nhận định.

Lời chị Thanh cũng có cơ sở khi nhiều lần phóng viên chứng kiến nơi đây xảy ra đánh nhau. Trong đó, lúc 2 giờ ngày 27-12-2017, hai thanh niên đánh nhau tại một quán bia vỉa hè gần quán Sahara Bùi Viện. Họ quật nhau giữa đường phố đông đúc chỉ vì một người đã có lời lẽ không hay đối với bạn gái người còn lại.

Ba nhân viên quán bia đánh một du khách nước ngoài trên đường Bùi Viện vào sáng 18-3. (Ảnh cắt từ clip)

Chuyện đánh nhau không những diễn ra "cơm bữa" mà người dân sống xung quanh đây còn luôn ám ảnh bởi nạn cướp giật. "Thi thoảng nghe tiếng cướp xung quanh nhà. Điều đáng nói là mấy đối tượng này cướp trắng trợn như ở chốn không người" - bà T.P.N, sống ở đường Đỗ Quang Đẩu gần đó, phản ánh.

Camera hàng xóm nhà bà N. đã ghi lại một video 2 đối tượng cướp tài sản của du khách rất táo tợn. Đấy là vào trưa 23-2, anh Huỳnh Hoàng Dương (26 tuổi, quốc tịch Đức) đang ngồi uống nước tại phố Tây Bùi Viện thì một đối tượng bước tới giật túi xách và nhảy lên xe đồng bọn chờ sẵn, tẩu thoát. Nạn nhân cho biết bên trong túi xách có tiền, giấy tờ tùy thân, ổ cứng chứa dữ liệu quan trọng. Anh Dương đến công an trình báo và tự in tờ rơi dán khắp nơi, treo thưởng 3 triệu đồng nếu ai giúp tìm được giấy tờ và ổ cứng chứa các dữ liệu liên quan công việc.

Ông Lê Tấn Đạt, Chủ tịch UBND phường Phạm Ngũ Lão, bày tỏ sự đáng tiếc khi xảy ra vụ đánh nhau ở phố Bùi Viện hôm 18-3. Sau sự cố này, UBND phường sẽ có những hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở các chủ quán hoạt động nề nếp hơn; ngoài ra, đẩy mạnh công tác kiểm tra, tuần tra để bảo đảm an ninh trật tự.

"UBND phường thường xuyên có những kế hoạch tập trung ổn định khu vực này nhưng do thiếu người nên còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không vì vậy mà địa phương buông lỏng" - ông Đạt khẳng định.

Trong khi đó, đại diện Công an phường Phạm Ngũ Lão cho biết khi có khách du lịch trình báo bị cướp giật là công an nhanh chóng truy tìm để sớm có kết quả. Thế nhưng, do nơi đây khá phức tạp nên vẫn phát sinh một số việc không tốt.

Theo Công an quận 1, khu "phố Tây" Bùi Viện vốn dĩ rất phức tạp và nhiều vấn đề phát sinh. Ngoài lực lượng công an và bảo vệ dân phố thuộc UBND phường Phạm Ngũ Lão thì lực lượng công an quận cũng tăng cường trinh sát để nắm bắt, bảo đảm an ninh địa bàn. Mới đây, quận cũng tăng cường hỗ trợ một xe tuần tra lưu động để lực lượng công an có phương tiện hoạt động bảo đảm an ninh trật tự.

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An (tỉnh Quảng Nam), Hội An là TP di sản nên phố đi bộ gắn liền với tour tham quan di sản, khác hẳn với phố đi bộ Bùi Viện gắn với các hoạt động tham quan, mua sắm, nhà hàng, quầy buôn bán... Vì vậy, cách tổ chức cũng hoàn toàn khác nhau.

Ông Sơn cũng cho biết tại phố đi bộ Hội An luôn có một lực lượng bảo đảm vệ sinh môi trường và 3 lực lượng giữ gìn an ninh trật tự gồm: đội quy tắc đô thị của phường, lực lượng kiểm soát viên của trung tâm văn hóa và công an. Nhờ vậy, phố đi bộ Hội An không có vấn đề phức tạp nảy sinh.

Trao đổi với Báo Người Lao Động vào ngày 19-3, Giám đốc Sở Du lịch TP HCM - ông Bùi Tá Hoàng Vũ - cho biết những vụ việc xảy ra ở phố đi bộ Bùi Viện gần đây là cá biệt và đáng tiếc! Đây là điểm đến đang thu hút du khách trong và ngoài nước. Thế nên, ngay sau khi sự cố xảy ra, Sở Du lịch TP đã trao đổi với các cơ quan chức năng như Công an phường Phạm Ngũ Lão, Công an quận 1 và Công an TP HCM nhằm tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn và an toàn cho du khách.

Ghi nhận từ các công ty du lịch, thời gian gần đây một số công ty đã đưa khách đoàn đến khu vực phố đi bộ Bùi Viện, phố đi bộ Nguyễn Huệ…, nhất là khách châu Âu, Mỹ, Úc để trải nghiệm sinh hoạt văn hóa, cuộc sống về đêm của người dân TP. Theo Công ty Du lịch Fiditour, cùng với phố đi bộ Nguyễn Huệ, "phố Tây" Bùi Viện được đưa vào phục vụ cho các hoạt động vui chơi, tham quan, đi bộ của du khách trong và ngoài nước là một trong những hoạt động phát triển, nâng cấp sản phẩm du lịch nổi bật của TP HCM.

Có điều, để khu vực này trở thành điểm đến hấp dẫn hơn nữa cho du khách, theo Fiditour, vẫn còn một số hạn chế cần giải quyết. Chẳng hạn, do được phát triển trọng tâm quanh các trục đường vốn đã dành phục vụ cho đối tượng khách du lịch balô lâu nay như Phạm Ngũ Lão, Đề Thám… vốn đã quen với đặc trưng phục vụ nhu cầu khá "thoải mái" của các du khách tự do nên bước đầu còn ảnh hưởng khá nhiều đến việc chuyên nghiệp hóa, nâng tầm dịch vụ của điểm du lịch đi bộ này.

Các sản phẩm của phố đi bộ Bùi Viện cũng chưa hoàn toàn đặc trưng phục vụ cho du khách nước ngoài vui chơi vào buổi tối, sau cả ngày tham quan. Các hoạt động vui chơi, chương trình văn hóa mang bản sắc dân tộc trên phố này cũng chưa nhiều…

"Không gian khu vực này có hạn nên dễ quá tải vào những ngày cao điểm cuối tuần khi lượng khách địa phương cũng có nhu cầu đến chơi. Do đó, cần nghiên cứu phát triển sản phẩm tập trung hơn cho khách du lịch nước ngoài hoặc mở rộng các trục đường, cải tiến sản phẩm và tăng cường an ninh xuyên suốt để phố đi bộ thật sự đặc trưng và để lại ấn tượng tốt với du khách" - đại diện Fiditour đề xuất.

Ngoài ra, theo một số công ty du lịch, để du khách an toàn khi vui chơi, trải nghiệm ở khu vực phố đi bộ Bùi Viện, địa phương cần tăng cường các hoạt động quản lý vỉa hè, an ninh nhằm không chỉ kịp thời hỗ trợ du khách, ngăn ngừa tệ nạn xã hội … Các quầy bán hàng trên phố cũng cần được quy hoạch về không gian và quản lý tốt chất lượng để phục vụ chuyên nghiệp hơn cho nhu cầu ẩm thực của du khách.

Nhiều ý kiến cho rằng có thể tăng cường thời gian hoạt động của phố nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi cao, khám phá đặc trưng TP về đêm của du khách nước ngoài.

Đường Bùi Viện là một tuyến đường tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.[1] Đây là tuyến đường vui chơi về đêm nổi tiếng của thành phố với nhiều quán bar và quán bia nhỏ lề đường, chuyên kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ du lịch giá rẻ.[2]

Đường Bùi Viện bắt đầu từ đường Trần Hưng Đạo, cạnh ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học, giao cắt với các con đường Đề Thám, Đỗ Quang Đẩu và kết thúc tại đường Cống Quỳnh[1]. Khu vực các tuyến đường Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão và Đỗ Quang Đẩu còn được biết đến với tên gọi là Phố Tây ba lô.[2]

Trước năm 1949, đây vốn là con đường mòn làng Tân Hòa. Năm 1950, chính quyền Quốc gia Việt Nam đổi tên thành đường Bảo Hộ Thoại. Đến năm 1955, đường được đổi tên thành đường Bùi Viện, tên gọi này được giữ nguyên đến hiện tại.[3]

Thời Việt Nam Cộng hòa, khu vực các đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám và Bùi Viện còn có tên gọi là Ngã tư quốc tế.[4][5]

Năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai xây dựng đường Bùi Viện thành tuyến phố đi bộ. Toàn bộ tuyến đường được thi công cải tạo, nâng cấp vỉa hè, lòng đường, hệ thống chiếu sáng, thoát nước[6][7]. Phố đi bộ Bùi Viện chính thức khai trương vào ngày 20 tháng 8 năm 2017, là phố đi bộ thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau phố đi bộ Nguyễn Huệ.[8][9]