Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta gặp phải những rủi ro nhất định. Chính vì phát sinh rủi ro mà bảo hiểm mới xuất hiện. Nếu bạn thực sự muốn lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhất thì bạn cần biết những loại rủi ro có thể xuất hiện. Đồng thời, bạn cũng cần tìm hiểu các loại rủi ro trong bảo hiểm nào được hỗ trợ và loại nào không được hỗ trợ khi xảy ra.
Rủi ro chung và rủi ro riêng
Rủi ro chung là loại rủi ro không thể kiểm soát được và phạm vi ảnh hưởng của nó không phải một người mà ảnh hưởng trên diện rộng. Rủi ro chung gây ra hậu quả cho một nhóm lớn người hoặc toàn xã hội (ví dụ như thiên tai, bệnh dịch,...). Để khắc phục hậu quả do rủi ro này gây ra cần sự vào cuộc từ nhà nước, chính phủ và toàn xã hội.
Rủi ro riêng là loại rủi ro mà thiệt hại của nó chỉ trong phạm vi một người hoặc một số ít người. Loại rủi ro này mang tính chất cá nhân ví dụ như: Tai nạn, hoả hoạn, trộm cướp,...
Rủi ro có điều kiện như thế nào để được bảo hiểm?
Tại sao quản lý rủi ro thanh khoản lại quan trọng
Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phần lớn các tổ chức tài chính xem tính thanh khoản là điều hiển nhiên, ít hoặc không chú ý đến rủi ro này. Rủi ro thanh khoản đã không được chú ý cho đến khi nó xuất hiện trên tất cả các tiêu đề tin tức trong cuộc khủng hoảng năm 2007 - 2008.
Trong thời gian này, nhiều tổ chức phải vật lộn để duy trì đủ thanh khoản. Rủi ro này đã dẫn đến cả sự thất bại của ngân hàng và sự cần thiết của các ngân hàng trung ương để bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính quốc gia để giữ cho nền kinh tế phát triển. Rủi ro cực độ này là nhân tố chính dẫn đến sự yếu kém của các tổ chức tài chính và cuối cùng dẫn đến sự phá sản của Lehman Brothers .
Cuộc khủng hoảng toàn cầu buộc các chính phủ và tổ chức tài chính lớn phải đánh giá lại tầm quan trọng của tính thanh khoản. Ngày nay, họ nhận thức được rủi ro khi không đủ thanh khoản và thực hiện các hành động cần thiết để ngăn chặn điều đó xảy ra.
Rủi ro thanh khoản không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp và ngân hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nền kinh tế.
Việc mất khả năng thanh toán buộc ngân hàng phải chấp nhận các khoản phí tổn cao để có được nguồn cung đáp ứng các nhu cầu thanh toán gấp, điều kiện vay vốn cũng khó khăn hơn khiến lợi nhuận và tài sản của ngân hàng sụt giảm.
Khi rủi ro thanh khoản tăng cao thì ngân hàng phải đối mặt với tình trạng đình trệ hoạt động, khách hàng không thể giao dịch được sẽ bỏ đi, uy tín ngân hàng sụt giảm, khách hàng cũng mất.
Các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng cũng liên đới bị ảnh hưởng. Khi họ gặp trục trặc trong việc rút tiền ra để chi tiêu cho các mục đích đầu tư, sản xuất hoặc kinh doanh, thì họ sẽ nghi ngờ về năng lực tài chính của ngân hàng và một mực đòi rút tiền ra. Càng nhiều người rút thì ngân hàng càng tổn thất thêm, quan hệ khách hàng cũng không còn.
Với các cổ đông của công ty, khi không được trả lợi tức, không được trả nợ đầy đủ thì họ cũng sẽ không tin tưởng vào công ty đó nữa, bởi mục đích họ đầu tư vào công ty là để hưởng lợi. Họ sẽ buộc công ty phải trả nợ và đem dòng vốn của họ đi một nơi khác.
Nghiêm trọng hơn nữa, ngân hàng có thể đi đến bờ vực phá sản hoặc sáp nhập. NHNN sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, giúp NHTM thoát khỏi tình trạng này, kéo hệ thống hoạt động của ngân hàng về ổn định.
Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, các chủ nợ sẽ liên tục siết nợ, các đối tác khác cũng e dè trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, việc vay vốn, huy động vốn sẽ không được suôn sẻ, đồng thời, doanh nghiệp cũng khó kiếm được một đơn vị tài trợ tốt.
Đầu tiên, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị trì trệ, do không có nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực cũng bị lao đao theo vì doanh nghiệp không đủ khả năng để chi trả tiền lương lao động. Hàng hoá sản xuất không đủ để giao bán cho khách hàng, gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp. Tình trạng này nếu kéo dài thì doanh nghiệp chắc chắn bị phá sản.
Rủi ro thanh khoản khiến ngân hàng và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn, hoạt động tín dụng và cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Một khi không có đủ vốn thì tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng gặp trở ngại, lạm phát sẽ gia tăng, quy mô đầu tư giảm và kéo theo suy giảm nền kinh tế. Từ đó cũng ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Đối với các quốc gia phát triển có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu thì rủi ro thanh khoản còn có thể dẫn đến sự đổ vỡ chính trị và liên luỵ đến các quốc gia khác.
Cách phòng tránh rủi ro trong cuộc sống
Có thể thấy, không dễ để phòng tránh những rủi ro xảy ra trong cuộc sống bởi chắc chắn chúng ta không thể kiểm soát các nguyên nhân dẫn tới rủi ro. Cách để phòng tránh rủi ro hiệu quả nhất là bạn nên đưa ra những phương án khắc phục cho từng loại rủi ro khi xảy ra.
Có những loại rủi ro có thể tự mình khắc phục. Có các loại rủi ro trong bảo hiểm bạn không thể khắc phục một mình mà cần sự hỗ trợ về mặt tài chính. Do đó, việc nghiên cứu lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp để phòng những rủi ro có thể xảy ra là một phương án tối ưu mà bạn có thể cân nhắc. Đây cũng chính là vai trò của bảo hiểm.
Qua bài viết này Generali đã giúp bạn hiểu rõ rủi ro là gì và nắm được các loại rủi ro trong bảo hiểm thường gặp. Hy vọng bạn sẽ phân tích được những rủi ro trong cuộc sống để lựa chọn được gói bảo hiểm phù hợp nhất với điều kiện hoàn cảnh và tài chính của bạn hiện tại.
Rủi ro bảo hiểm là gì? Nội dung báo cáo quản trị rủi ro (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 70/2022/TT-BTC, rủi ro bảo hiểm là các rủi ro phát sinh do biến động các yếu tố kỹ thuật liên quan đến tính phí bảo hiểm và trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, bao gồm:
- Rủi ro liên quan đến tính phí bảo hiểm: Việc thiết lập các giả định tính phí không phù hợp dẫn đến phí bảo hiểm tính toán không đủ để chi trả các quyền lợi bảo hiểm cam kết trong thời hạn hợp đồng và bù đắp các chi phí hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Các giả định tính phí bao gồm: Tỷ lệ rủi ro tử vong, tỷ lệ rủi ro sống thọ, tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi phí, lãi suất đầu tư, tỷ lệ hủy bỏ hợp đồng và các giả định khác sử dụng trong mô hình tính phí bảo hiểm;
- Rủi ro liên quan đến trích lập dự phòng bồi thường của bảo hiểm phi nhân thọ: Việc trích lập dự phòng bồi thường không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Rủi ro liên quan đến thảm họa: Là rủi ro khi tỷ lệ bồi thường thực tế lớn, vượt quá giá định tính phí do các nguyên nhân dịch bệnh, thảm họa gây ra.
Quy định nội bộ về quản trị rủi ro
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 70/2022/TT-BTC, các quy định nội bộ về quản trị rủi ro bao gồm các nội dung sau:
- Chức năng nhiệm vụ, cơ chế phân cấp, thẩm quyền quyết định và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Quy trình xác định, đo lường, theo dõi, giám sát rủi ro liên quan đến các rủi ro trọng yếu; báo cáo trao đổi thông tin, phản hồi về các thay đổi rủi ro và xử lý rủi ro;
- Các hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan, mối tương quan giữa các rủi ro đó.
Các hạn mức rủi ro phải bảo đảm tuân thủ khẩu vị rủi ro và quy định nội bộ về quản trị rủi ro; được đánh giá lại định kỳ tối thiểu một năm một lần và đột xuất khi có thay đổi lớn ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Các biện pháp kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh và kiểm soát các cá nhân, bộ phận tham gia vào các hoạt động đó.
- Kiểm tra sức chịu đựng đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư 70/2022/TT-BTC.
- Kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Kế hoạch này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài thông qua;
- Cơ chế báo cáo nội bộ về quản trị rủi ro.
Sự thất bại của ngân hàng lớn thứ 16 nước Mỹ Silicon Valley Bank vào tháng 3 năm nay là một sự kiện chấn động giới tài chính toàn thế giới, xuất phát từ vấn đề về quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản, khi quá tự tin vào dự đoán về mặt bằng lãi suất.
Trong giai đoạn lãi suất thị trường ở mức thấp, SVB có nguồn vốn dồi dào và tích cực đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ cùng với việc gửi tiền kỳ hạn dài ở các ngân hàng khác. Khi lãi suất tăng cao, các khoản đầu tư trái phiếu của SVB rơi vào tình trạng “lỗ” khiến người gửi tiền lo ngại và ồ ạt rút tiền, dẫn đến mất thanh khoản.
Đây là một loại rủi ro không chỉ xảy ra phổ biến tại các ngân hàng mà còn hiện diện ở các doanh nghiệp lẫn cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Vậy rủi ro thanh khoản là gì? Có tầm quan trọng như thế nào? Hãy cũng Vietcap cùng nhau tìm hiểu nhé.
Có nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau về rủi ro thanh khoản, tuy nhiên, một cách chung nhất, thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để có thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn của một tổ chức hoặc một cá nhân mà không gặp phải bất cứ một tổn thất nghiêm trọng nào. Thực tế thì rất nhiều tổ chức không làm được điều này và người ta gọi đó là rủi ro thanh khoản. Hiểu đơn giản, rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk) là không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán
Rủi ro thanh khoản có thể xảy ra với bất cứ cá nhân, tổ chức nào, tuy nhiên khi nhắc đến rủi ro thanh khoản thì thông thường hoạt động tài chính ngân hàng lại có ảnh hưởng nhiều nhất bởi ngân hàng là một trung gian tài chính, luôn luôn phải đáp ứng nhu cầu luân chuyển tiền trong nền kinh tế. Nhưng mới mức độ hiện diện ngày càng nhiều của rủi ro thanh khoản, mọi người đã tập trung quan tâm nhiều hơn về các rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán, bất động sản hay rủi ro trong một doanh nghiệp. Đôi khi nghiêm trọng tới mức có thể dẫn đến phá sản mặc dù khả năng tài chính của một tổ chức vẫn đảm bảo, kinh doanh không bị thua lỗ, nhưng tại một thời điểm nào đó tổ chức bị mất khả năng thanh toán.
Rủi ro thanh khoản được xếp vào một trong ba loại rủi ro trọng yếu mà các ngân hàng có thể gặp phải.
Rủi ro thanh khoản ngân hàng là việc ngân hàng không thể chuyển đổi tài sản ra tiền mặt, không thể thực hiện các chức năng thanh toán, nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, hoặc nếu có trả nợ được thì cũng phải trả mức phí cao hơn mức bình quân của thị trường.
Rủi ro thanh khoản ngân hàng sẽ gồm hai loại chính là rủi ro thanh khoản nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị trường. Trong đó:
Rủi ro thanh khoản nguồn vốn phát sinh khi ngân hàng không thể đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ hoặc các nguồn tiền bất thường. Nó được hình thành dựa trên khả năng nắm giữ các nguồn tài trợ có sẵn của ngân hàng, nhằm thu hút thêm các nguồn tài trợ khác khi cần và tài trợ cho mục tiêu tăng trưởng tài sản. Loại rủi ro này có thể đo lường được, cũng kiểm soát được, cần phải có hướng giải quyết khi xảy đến nếu không hậu quả là ngân hàng đó sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng cực lớn. Tương tự như ví dụ của ngân hàng SVB ở phần đầu bài viết này.
Rủi ro thanh khoản thị trường phát sinh khi nền kinh tế có các tác động xấu, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, khiến các khoản đầu tư lớn gặp trục trặc do ngân hàng mất khả năng thanh toán. Loại rủi ro này không thể cân đo đong đếm cũng vượt ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng và Chính phủ.