Sinh Viên Việt Nam Đậu Harvard

Sinh Viên Việt Nam Đậu Harvard

TPO - Mang khát vọng chinh phục tri thức, nhiều 9X Việt Nam đã làm rạng danh quê hương khi giành học bổng từ các trường đại học hàng đầu thế giới và cuối cùng, họ thường chọn Harvard.

Sắp có nhiều sinh viên Việt Nam được học Đại học Harvard?

Hiệu trưởng trường đại học Harvard đánh giá cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều chú trọng giá trị giáo dục... Bà tin tưởng chắc chắn có nhiều cơ hội hợp tác giữa Đại học Harvard và Việt Nam, nhất là nỗ lực để sinh viên Việt Nam theo học tại Đại học Harvard nhiều hơn thời gian tới.

Tại Trụ sở Chính phủ, chiều qua, 24/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng trường đại học Harvard (Hoa Kỳ) đang thăm làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường hợp tác giữa Đại học Harvard với các đại học của Việt Nam nói riêng và hợp tác giáo dục giữa hai nước nói chung. Đánh giá Harvard là trường đại học danh tiếng trên thế giới, Thủ tướng khẳng định Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác giáo dục với Hoa Kỳ nói chung và trường nói riêng.

Thủ tướng cũng bày tỏ cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Đại học Harvard thời gian qua, trong đó có việc các thành viên của Chương trình Việt Nam thuộc Đại học Harvard đã tích cực ủng hộ và phối hợp hiệu quả với Việt Nam tổ chức thành công chương trình Lãnh đạo quản lý cao cấp Việt Nam (VELP). Thủ tướng cho rằng một đất nước muốn phát triển thành công thì phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quyết định.

Thủ tướng đề nghị Đại học Harvard tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo về lãnh đạo, quản trị đại học. Về chương trình VELP, Thủ tướng mong cá nhân bà Hiệu trưởng và trường tiếp tục hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tìm kiếm nguồn tài trợ từ các đối tác của trường để tiếp tục duy trì chương trình.

Thủ tướng cũng mong muốn bà Drew Gilpin Faust quan tâm để tăng số sinh viên Việt Nam theo học tại Đại học Harvard trong thời gian tới và tin tưởng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian tới, trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Bà Drew Gilpin Faust cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp; bày tỏ cảm ơn Thủ tướng ủng hộ các hoạt động của trường tại Việt Nam. Bà mong muốn những chương trình giảng dạy tại Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) sẽ trở thành mô hình hợp tác, kết nối giữa các nhà nghiên cứu, học giả Việt Nam với Hoa Kỳ.

Bà đánh giá cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều chú trọng giá trị giáo dục; đều nhận thức rõ tri thức có thể giải quyết các thách thức mà hai nước đang phải đối phó. Bà tin tưởng chắc chắn có nhiều cơ hội hợp tác giữa Đại học Harvard và Việt Nam, nhất là nỗ lực để sinh viên Việt Nam theo học tại Đại học Harvard nhiều hơn thời gian tới.

Bà vui mừng cho biết Đại học Harvard đang mở rộng hoạt động hợp tác với các đại học của Việt Nam như đang xúc tiến hợp tác với một số trường đại học y. Harvard rất chú trọng những hợp tác này và nỗ lực ủng hộ việc nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam. Trường cũng quyết tâm hỗ trợ và thúc đẩy Dự án FUV thành công ở Việt Nam.

Bà chia sẻ qua chuyến thăm làm việc tại Việt Nam lần này, bà đã thu được nhiều kinh nghiệm tuyệt vời, giúp Đại học Harvard và Việt Nam gắn bó hơn. Việc tăng cường quan hệ hợp tác với các nước là vô cùng quan trọng, là tiền đề thu hút những tài năng của các nước đến học tập tại Đại học Harvard.

Châu Thanh Vũ, Nguyễn Hoàng Khánh, Nguyễn Huy Trường Nam... là những sinh viên người Việt đang theo học tại ngôi trường hàng đầu thế giới.

Châu Thanh Vũ là cái tên đã quá quen thuộc với cộng đồng du học sinh Việt khi được đại học hàng đầu thế giới Harvard cấp học bổng tiến sĩ với mức hỗ trợ tài chính 79.000 USD/năm (gần 1,8 tỷ đồng), cho 5 năm học.

Chàng trai 24 tuổi còn nhận được học bổng tiến sĩ toàn phần tại 7 trường được xếp hạng cao nhất về môn kinh tế của Mỹ, gồm Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Princeton, Stanford, Chicago, Yale, Columbia và Minnesota.

Châu Thanh Vũ, học bổng tiến sĩ ngành Kinh tế, Đại học Harvard (Mỹ).

Vũ sinh ra và lớn lên ở thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, Châu Thanh Vũ một mình lên TP HCM học chuyên Tin tại trường Phổ thông Năng khiếu, để theo đuổi ước mơ trở thành kỹ sư phần mềm ở thung lũng Silicon (Mỹ). Năm lớp 11, Vũ nhận được học bổng của trường Liên kết thế giới (United World College UWC) và theo học hai năm cuối phổ thông ở Mỹ. Tại đây, em khám phá ra đam mê lớn hơn của bản thân, là trở thành nhà kinh tế học để thay đổi cuộc sống của mọi người.

Học đại học tại Princeton và tốt nghiệp với khóa luận xuất sắc, Châu Thanh Vũ được Harvard chấp nhận làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Kinh tế. Mỗi năm trường này nhận được 700-800 đơn xin theo học tiến sĩ kinh tế và chỉ tiếp nhận khoảng 30-35 người để đảm bảo mỗi nghiên cứu sinh sẽ được hướng dẫn và làm việc trực tiếp với một giáo sư. Năm 2015, Châu Thanh Vũ lọt vào danh sách 33 người được chọn.

Nguyễn Hoàng Khánh hiện theo học tiến sĩ Luật ở Đại học Luật Harvard. Tốt nghiệp cấp 3 tại trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội), em nhận được học bổng của Đại học St.John's (New York, Mỹ). Tại đây, nam sinh 9X người Việt theo học chuyên ngành Tâm lý học và ngành phụ là Triết học, Kinh tế học, để phục vụ ước mơ đặt chân vào trường Luật Harvard. Yêu cầu của đại học này với ứng viên chương trình Juris Doctor (tiến sĩ Luật) là đã có một bằng đại học.

Nguyễn Hoàng Khánh, học bổng tiến sĩ Luật, Đại học Luật Harvard.

Để nhận được học bổng chương trình đào tạo tiến sĩ Luật của Đại học Luật Harvard, Nguyễn Hoàng Khánh phải trải qua bài thi đánh giá đầu vào dành riêng cho ứng viên ngành Luật. Bài thi kéo dài 4 tiếng rưỡi, kiểm tra khả năng đọc hiểu nhanh về các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, xã hội và pháp luật; khả năng tư duy logic, phân tích, đánh giá các lập luận.

Khánh ngoài ra còn phải viết 2-3 bài luận, phỏng vấn trực tiếp. Trong bài luận chính, nam sinh người Việt đã viết về thách thức và cơ hội của hệ thống pháp luật Việt Nam khi tham gia vào TPP. Em mong muốn được tham gia vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lý của đất nước để không mất lợi thế và có thể đứng bình đẳng với các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Hoàn thành xuất sắc các vòng thi trên, cùng thành tích tốt nghiệp loại ưu Đại học St.John's (điểm trung bình tốt nghiệp đạt 3.93/4.0) và nhiều lần được khen tặng vì những đóng góp trong hoạt động xã hội..., nam sinh 23 tuổi người Việt đã được Đại học Luật Harvard chấp thuận. Tháng 9 vừa qua, Nguyễn Hoàng Khánh bắt đầu học nghiên cứu sinh tại ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới.

Từng nổi tiếng với số điểm gần tuyệt đối kỳ thi chuẩn hóa SAT 2.390/2.400 điểm, Trần Đăng Huy một lần nữa được bạn bè quốc tế biết đến khi trúng tuyển vào Đại học Harvard năm 2014. Mức hỗ trợ tài chính em được trường cấp cho là 260.000 USD (gần 6 tỷ đồng).

Trần Đăng Huy, cựu học sinh THCS chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM) nhận học bổng Đại học Harvard.

Chàng trai 22 tuổi là cựu học sinh THCS chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM) và trường Phổ thông năng khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM). Năm 2010, khi kết thúc lớp 10, em giành được học bổng toàn phần 4 năm tại trường Saint Andrew’s Junior College (Singapore). Tại quốc đảo sư tử, nam sinh người Việt 2 lần đoạt huy chương vàng cuộc thi Olympic Toán học Singapore, giải vàng cuộc thi quốc tế dành cho các nhà văn trẻ bậc phổ thông Common Wealth Essay Competition.

Bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 2 qua các mẩu truyện vui, năm 13 tuổi Trần Đăng Huy lấy được chứng chỉ CAE (Certificate in Advanced English). Ở tuổi 15, em đạt 7,5 điểm IELTS. Năm 2012, Huy xuất sắc vượt qua kỳ thi SAT với điểm số cận tuyệt đối 2.390/2.400 điểm.

Tại Đại học Harvard, nam sinh người Việt tiếp tục gây ấn tượng cho giảng viên, bè bạn khi đạt 5 điểm A cho các môn thi trong năm học thứ hai.

Diệp Quốc Thắng (19 tuổi) là cựu học sinh trường tiểu học Trung Nhất (quận Phú Nhuận, TP HCM). Năm 9 tuổi, em theo gia đình sang định cư tại Mỹ. Năm 2011, Thắng được Tổng thống Barack Obama tặng bằng khen vì thành tích học tập trong 3 năm phổ thông cơ sở. Tốt nghiệp Thủ khoa trường THPT Grover Cleveland Charter (bang California, Mỹ), Thắng được 5 đại học hàng đầu nước Mỹ và thế giới như Harvard, Yale... nhận học.

Diệp Quốc Thắng, cựu học sinh tiểu học Trung Nhất (quận Phú Nhuận, TP HCM).

Trong bài luận chinh phục Đại học Harvard, nam sinh người Việt kể về hành trình của một học sinh quốc tế từ những ngày đầu lạ lẫm với nhiều nỗi lo sợ đến khi tìm được đam mê thực sự là các vấn đề xã hội, cộng đồng. Thắng cho biết, khát vọng lớn nhất trong cuộc sống của em là giúp đỡ mọi người.

"Em đã hoạch định rằng, bất cứ nghề nghiệp nào em làm trong tương lai đều sẽ hướng đến mục đích giúp đỡ một ai đó. Nếu trở thành bác sĩ, em sẽ trở về Việt Nam với các buổi khám sức khỏe miễn phí. Đó cũng là lý do em tham gia dịch vụ cộng đồng", nam sinh Đại học Harvard tâm sự.

Nguyễn Huy Trường Nam quê gốc ở Can Lộc (Hà Tĩnh), sống cùng bố mẹ tại thủ đô Moscow (Nga). Trong những năm học phổ thông, em đã đạt hơn 100 giải thưởng, trong đó có những giải lớn như Lập trình mở rộng khối các nước thuộc Liên Xô cũ; giải Toán toàn Nga. Trường Nam cũng là một trong những học sinh xuất sắc nhất hệ chuyên của Đại học Tổng hợp Lomonoxop, trường đại học hàng đầu nước Nga.

Nguyễn Huy Trường Nam, sinh viên chuyên ngành Lập trình, Đại học Harvard.

Với điểm sát hạch tuyệt đối 2.400, điểm tiếng Anh TOEFL 111/120, Nguyễn Huy Trường Nam đã giành học bổng toàn phần trị giá 69.000 USD/năm (hơn 1,5 tỷ) của Đại học Harvard, cho 4 năm học. Em ngoài ra còn được 3 đại học danh tiếng hàng đầu thế giới khác là Princeton, Columbia và Caltech trao học bổng. Tại Harvard, Trường Nam sẽ theo học chuyên ngành lập trình.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày hôm qua, cư dân mạng truyền tay nhau bài viết có tựa đề "Harvard, bốn rưỡi sáng". Đây là một bài viết được dịch lại từ bản trích lược của cuốn sách "Harvard 4:30am - Harvard Universitys Gift to Young People" của tác giả Wei Xiuying.

Nội dung bài viết xoay quanh câu chuyện về không khí trong nhà ăn của Harvard. Người viết miêu tả: "Ở đó, chúng ta không nghe được âm thanh nói chuyện, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép" vào lúc 4 giờ rưỡi sáng. Tiết lộ này khiến nhiều người bất ngờ xen lẫn choáng ngợp.

Chỉ sau ít giờ xuất hiện trên mạng, "Harvard, bốn rưỡi sáng" và những chủ đề xoay quanh áp lực học tập ở trường đại học hàng đầu thế giới, được giới trẻ bàn tán xôn xao.

Từ những trải nghiệm thực tế, Châu Thanh Vũ (sinh năm 1992), người nhận học bổng tiến sĩ kinh tế toàn phần tại đại học Harvard và Trần Thị Diệu Liên (sinh năm 1997), nữ sinh nhận học bổng 7 tỉ của Harvard đã chia sẻ một số góc nhìn cá nhân về vấn đề trên.

Người viết "Harvard, bốn rưỡi sáng" có cái nhìn phiến diện

Đó là ý kiến của Châu Thanh Vũ. Chàng nghiên cứu sinh tiến sĩ này cho rằng Harvard là một trường tốt, nhưng nó không phải là một chốn thần thánh như người ta hay mô tả. Người viết cuốn sách trên là một ví dụ của cái nhìn phiến diện vào Harvard từ bên ngoài, được viết bởi những người chưa bao giờ học và làm việc tại đây.

Quang cảnh thư viện sinh viên tại trường Đại học Harvard dưới góc máy của Châu Thanh Vũ

"Nhà ăn Harvard không phải là nơi người ta cắm cúi vừa ăn vừa đọc sách mà không nói chuyện với nhau và bệnh viện cũng như thế. Nhà ăn là nơi để mọi người ăn uống với bạn bè sau một ngày làm việc, và thường các chủ đề nói chuyện sẽ vượt ra khỏi chuyện trường lớp. Tuy tôi và mấy đứa bạn trong khóa tiến sĩ mỗi khi ăn với nhau cũng nói một ít về kinh tế, nhưng chúng tôi còn nói về cả chính trị xã hội, bầu cử, một bộ phim (Game of Thrones), hay cả về chuyện "Tại sao mày chưa có bồ?".

Sinh viên Harvard thân thiện và cũng sẵn sàng quẩy tới bến! Ảnh: Châu Thanh Vũ

Hình ảnh 4 giờ rưỡi sáng và vẫn có người làm việc nhiều ở thư viện là một hình ảnh hoàn toàn không có thực. Đúng là đôi lúc trong những kì thi cử hay có deadline lớn, học sinh Harvard cũng có thức trắng đêm để học bài, chuẩn bị (nhưng thực ra thì ai làm nghề nào chẳng có những ngày như thế...), phần lớn học sinh đều đã đang ngon giấc (hoặc đang trở về từ một bữa tiệc đâu đó) vào lúc 4 giờ rưỡi sáng trong những ngày bình thường.

Bài "Harvard, bốn rưỡi sáng" này được viết với một sự mô tả, tường thuật rất phiến diện về trường. Tác giả cố gắng thần thánh hóa sự thành công của trường bằng một yếu tố mà họ nghĩ là đại diện cho sự thành công: học, học, và học; làm việc, làm việc, và làm việc.

'Sinh viên Harvard có vẻ thảm hại hơn thực tế qua góc nhìn phiến diện của tác giả', Thanh Vũ nói.

Đây là một cái nhìn rất sai và thực ra đối với tôi, nó khiến cho Harvard có vẻ thảm hại hơn thực tế. Nó tạo cảm giác rằng Harvard chỉ là một ngôi trường chỉ biết học, không biết cân bằng ăn, ngủ, chơi, các mối quan hệ, làm việc, và đặt nặng giá trị quá mức vào việc đọc sách. Trên thực tế, học sinh Harvard giỏi hơn thế rất nhiều, và chữ "giỏi" không hề theo nghĩa hẹp có trong bài", Châu Thanh Vũ chia sẻ.

"Chúng tôi không phải là cỗ máy biết học"

Về phần Diệu Liên, dù mới bước chân vào trường Harvard chưa được một học kỳ nhưng cô gái Việt đã có những trải nghiệm thú vị tại ngôi trường danh giá này.

Hình ảnh Diệu Liên khi du học tại Đại học Harvard, Mỹ

Cũng như Thanh Vũ, Diệu Liên cho rằng không cứ cắm cúi học trong nhà ăn hay không nói chuyện với nhau và học như những cái máy thì sinh viên sẽ trở thành những người có tinh thần thép trong học tập. Hay việc bạn trẻ thức thâu đêm rồi phải ngủ vật vờ ở bất cứ nơi nào cũng không phải là hình ảnh mang tính biểu tượng ý chí và tham vọng.

Sau khi đọc bài viết "Harvard, bốn rưỡi sáng", Diệu Liên bày phản bác: "Đó không phải hình ảnh của Harvard mà tôi biết. Harvard trong nhà ăn luôn nhộn nhịp tiếng nói và thậm chí việc không ăn cùng một hội nào đó là việc khá hiếm gặp".

Cô dẫn chứng về một cuộc sống bình thường ở Harvard: "Một cô bạn của tôi làm tôi rất phục: ngủ 8 tiếng 1 ngày, đi gym mỗi ngày và tham gia vài câu lạc bộ mỗi tuần. Đây mới là hình ảnh của ý chí và tham vọng: làm chủ cuộc sống và sức khỏe của bản thân".

9X tiết lộ mình rất thích không gian rộng lớn và nhộn nhịp của căn tin trường và những món ăn ngon tại đây

Theo lời Diệu Liên, Harvard như một biểu tượng của đỉnh cao tri thức. Người ta gán ghép nó với những hình ảnh nghiêm túc và khô khan đến đáng sợ và suy ra rằng: Để vươn đến những đỉnh cao, chúng ta phải vắt kiệt năng lượng, khép kín với xã hội và gò ép bản thân vào một guồng quay không ngừng nghỉ.

Đến Harvard, Diệu Liên không chỉ biết học. Cô năng nổ với các hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên

"Không thể phủ nhận lượng bài vở ở Harvard là rất nặng và việc học và giảng dạy luôn là ưu tiên số một. Nhưng quan niệm giáo dục luôn được đề cao là 4 năm đại học là 4 năm để học sinh phát triển bản thân và trưởng thành hơn.

Harvard sẽ không chỉ tuyển những cỗ máy chỉ biết học, cũng như học như những cái máy không phải bí kíp dẫn đến thành công", nữ sinh Việt đang theo học tại Harvard viết.