Tác Động Của Trợ Cấp Xuất Khẩu

Tác Động Của Trợ Cấp Xuất Khẩu

Trợ cấp xuất khẩu (tiếng Anh: Export Subsidies) là những khoản hỗ trợ của Chính phủ (hoặc cơ quan công cộng) cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, có tác động làm tăng khả năng xuất khẩu của sản phẩm.

Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidies)

Theo quy định của WTO, trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thường doanh nghiệp không thể có được.

Trợ cấp xuất khẩu trong tiếng Anh gọi là Export Subsidies. Đây là những khoản hỗ trợ của Chính phủ (hoặc cơ quan công cộng) cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, có tác động làm tăng khả năng xuất khẩu của sản phẩm.

Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Subsidies and countervailing measures – SCM) coi các trường hợp có trợ cấp là:

- Chính phủ trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay ưu đãi hoặc góp cổ phần)

- Chính phủ bảo lãnh các khoản vay.

- Chính phủ miễn các khoản thu lẽ ra doanh nghiệp phải đóng như các loại thuế, phí.

- Chính phủ cung ứng các loại hàng hóa, dịch vụ hay tiêu thụ hàng hóa giúp một doanh nghiệp nào đó.

Hiệp định SCM chia trợ cấp thành 3 loại:

Trợ cấp đèn đỏ: là loại trợ cấp trực tiếp, bao gồm:

- Chương trình cung ứng tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu hoặc cung cấp đầu vào với những điều kiện ưu đãi.

- Miễn thuế trực thu hoặc giảm thuế gián thu đối với sản phẩm xuất khẩu vượt quá mức thuế đánh vào sản phẩm tương tự bán trong nước.

- Hoàn lại quá mức thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu.

- Bảo hiểm xuất khẩu với phí bảo hiểm không đủ trang trải chi phí dài hạn của chương trình bảo hiểm (phí mua bảo hiểm hàng xuất khẩu quá nhỏ so với mức cần thiết được qui định)

- Lãi suất tín dụng xuất khẩu thấp hơn lãi suất đi vay của Chính phủ.

Tất cả các trường hợp trên đều coi như trợ cấp ở dạng đèn đỏ (trợ cấp trực tiếp) và bị cấm sử dụng. Nếu chứng minh được hàng xuất khẩu đã hưởng một trong các loại trợ cấp trên, nước nhập khẩu được phép dùng các biện pháp đối kháng trừng phạt.

Trợ cấp đèn vàng: là loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến, đối tượng nhận trợ cấp được giới hạn trong phạm vi: một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp; một lình vực công nghiệp hay một nhóm ngành công nghiệp; một khu vực địa lí được qui định rõ nằm trong phạm vi quyền hạn của cơ quan thẩm quyền cấp phép (ví dụ, trợ cấp cho khu vực lũ lụt).

Trợ cấp loại này được thực hiện, nhưng chỉ dừng ở mức "không gây tác động bất lợi cho các nước thành viên". Các tác động bất lợi bao gồm: ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất của nước nhập khẩu (gây thất nghiệp, sản xuất giảm sút …); làm vô hiệu hóa và suy yếu các ưu đãi thuế quan đã đạt được trong đàm phán thương mại; làm tổn thất đến quyền lợi nước khác.

Trợ cấp đèn xanh là loại trợ cấp được thực hiện mà không bị khiếu kiện, bao gồm:

- Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ do công ty tiến hành

- Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường, miễn là trợ cấp một lần và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó (ví dụ nâng cấp cơ sở hạ tầng)

- Hỗ trợ những ngành sản xuất nằm trong các vùng khó khăn

Việt Nam có được trợ cấp xuất khẩu nữa không sau khi tham gia vào WTO?

Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ năm 2006, là thành viên của WTO Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc hoạt động, trong đó có Hiệp định SCM.

Theo đó, Việt Nam đã cam kết xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu một cách toàn diện:

Tuy việc loại bỏ các biện pháp trợ cấp xuất khẩu tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh, sản xuất của một số doanh nghiệp nhưng Việt Nam vẫn tuân thủ hết sức nghiêm túc các quy định của WTO.

Hiện nay, các vấn đề về trợ cấp xuất khẩu đối với hàng hóa nước ngoài đã được hệ thống thành các quy định pháp luật trong các văn bản cụ thể sau:

Ngoài việc quản lý các hoạt động liên quan đến trợ cấp xuất khẩu theo đúng yêu cầu của WTO và các Hiệp định, Công ước mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam cũng đồng thời xây dựng nhiều chính sách để ứng phó kịp thời với các tác động từ trợ cấp xuất khẩu của các quốc gia khác.

Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp bị cấm ở hầu hết các quốc gia, do những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nền kinh tế trong nước và cả quan hệ thương mại quốc tế.

Ngô Thị Tuyết, M., & Đỗ Thị Trang. (2022). Tác động của UKVFTA đến xuất khẩu hàng may mặc của việt nam sang thị trường Vương Quốc Anh. Tạp Chí Kinh Tế Và Phát triển, (305), 62–71. Truy vấn từ https://js.ktpt.edu.vn/index.php/jed/article/view/780

Tác động của trợ cấp xuất khẩu đến nền kinh tế

Trợ cấp xuất khẩu tác động đến nền kinh tế ở cả hai chiều tích cực và tiêu cực.

Dù luôn được nhìn nhận là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh nhưng không thể phủ nhận một số tác động tích cực mà trợ cấp xuất khẩu mang lại, có thể kể đến như:

Không thể phủ nhận các tác động tích cực đối với nền kinh tế, tuy nhiên trợ cấp xuất khẩu bị cấm bởi WTO bởi các ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang đến cho nền kinh tế và thường được nhìn nhận dưới dạng bảo hộ thương mại cực đoan.

Các tác động của trợ cấp xuất khẩu đến nền kinh tế của nước thực hiện trợ cấp có thể kể đến:

Không chỉ tác động đến nền kinh tế trong nước, trợ cấp xuất khẩu còn có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh, giảm tính cạnh tranh. Bởi vậy mà WTO đã cấm các biện pháp này đối với các quốc gia thành viên.

Trợ cấp xuất khẩu có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường

Tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với quốc gia thực hiện trợ cấp

- Giúp nhà xuất khẩu vượt qua khó khăn để thâm nhập và đứng vững trên thị trường quốc tế.

- Góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng

- Được sử dụng như một công cụ "mặc cả" trong đàm phán quốc tế

- Chính phủ bỏ tiền chi cho trợ cấp tuy nhiên lợi ích thuộc về các nhà sản xuất khinh doanh hàng xuất khẩu.

- Mức cung ở thị trường nội địa giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá cả thị trường nội địa tăng lên.

- Nếu trợ cấp lâu dài gây ra "sức ì" cho các nhà sản xuất kinh doanh trong nước; đồng thời có thể gây ra phản ứng từ phía nước nhập khẩu và nước có cùng mặt hàng xuất khẩu.(Nguồn Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Tài chính)

Trợ cấp xuất khẩu được sử dụng ở nhiều quốc gia như một biện pháp hỗ trợ và bảo vệ ngành xuất khẩu. Tuy nhiên nó đem đến nhiều tác động tiêu cực cho hoạt động thương mại quốc tế, thậm chí là mối quan hệ ngoại giao.

Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp được WTO xếp vào nhóm trợ cấp. Vậy trợ cấp là gì? Theo WTO thì trợ cấp là việc Chính phủ dành cho một hoặc một nhóm doanh nghiệp trong ngành nghề nhất định những lợi ích mà ở điều kiện hoạt động bình thường, doanh nghiệp đó không thể có được.

Từ định nghĩa trên có thể hiểu trợ cấp xuất khẩu (Export subsidies) là việc Chính phủ cung cấp các khoản hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu mà các doanh nghiệp khác không có, nhằm tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Các quốc gia khi trở thành thành viên của WTO phải cam kết không thực hiện các biện pháp trợ cấp xuất khẩu, nếu không sẽ phải chịu các chế tài theo quy định của WTO.

Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ cho ngành xuất khẩu

Theo Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM) thì trợ cấp xuất khẩu xảy ra trong các trường hợp như:

Dựa vào các quy định của WTO trong Hiệp định SCM thì trợ cấp được chia thành ba loại:

* Trợ cấp đèn đỏ: Các biện pháp này bị cấm hoàn toàn

Trợ cấp đèn đỏ được quy định tại Điều 3 và được xác định là việc Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các biện pháp trợ cấp đèn đỏ thực bị cấm hoàn toàn:

* Trợ cấp đèn vàng: Không bị cấm nhưng là đối tượng của các biện pháp đối kháng

Khác với các biện pháp trợ cấp bị cấm trực tiếp, trợ cấp đèn vàng bao gồm các loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến và thường chỉ áp dụng đối với đối tượng giới hạn trong phạm vi như:

Chính vì vậy mà những tác động của các biện pháp này chỉ dừng ở mức không gây ra những tác động bất lợi cho các quốc gia thành viên.

Việc xác định ảnh hưởng và hậu quả của biện pháp này bao gồm các tiêu chí như:

Tuy vẫn được phép thực hiện các biện pháp trợ cấp nhưng Chính phủ quốc gia là thành viên của WTO cần đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng và tính nhạy cảm của nó vì có thể gây ra các khiếu kiện về thương mại.

* Trợ cấp đèn xanh: Được phép thực hiện mà không bị khiếu nại hoặc khởi kiện

Trợ cấp đèn xanh là các biện pháp trợ cấp mà doanh nghiệp được phép thực hiện, bao gồm:

Riêng đối với các sản phẩm nông nghiệp thì cần xem thêm các 6 loại hình trợ cấp xuất khẩu phải cắt giảm theo Hiệp định nông nghiệp AOA.

Về nguyên tắc, trợ cấp xuất khẩu luôn nằm trong nhóm trợ cấp bị cấm trực tiếp, tuy nhiên trong một số trường hợp thì các quốc gia vẫn được miễn trừ một số nội dung liên quan đến trợ cấp xuất khẩu.

Nội dung về miễn trừ trách nhiệm được quy định tại Điều 27 Hiệp định SCM, theo đó: