FBU là một trong những trường đại học hàng đầu tại Hà Nội, nổi tiếng với các chương trình đào tạo chất lượng và mang tính ứng dụng cao. Trường cung cấp các ngành học đa dạng gồm: Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Luật kinh tế
Những bước đi sắp tới của ĐH Fulbright VN sẽ như thế nào sau khi Ban Quản lý khu công nghệ cao TP.HCM chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Fulbright VN tại New York (Mỹ) trong tháng 7 này?
Học viên của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright. Sau năm 2016, chương trình này trở thành Trường Chính sách công và quản lý Fulbright - Ảnh: Ngọc Lan
Nhiều ngành học ở 3 cơ sở đào tạo
Theo công bố của dự án ĐH Fulbright VN (FUV), 5 năm đầu tiên trường sẽ tập trung xây dựng 3 cơ sở đào tạo tích hợp: Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (đào tạo sau ĐH trong lĩnh vực chính sách công, luật kinh doanh quốc tế, tài chính và quản trị kinh doanh, nghiên cứu và đối thoại chính sách); Trường Công nghệ và khoa học ứng dụng Fulbright (cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân và sau ĐH trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, cơ khí, toán ứng dụng và y khoa); Fulbright College (cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn).
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cho biết FUV cũng muốn đào tạo các ngành khoa học liên ngành, trong đó có khoa học môi trường, biến đổi khí hậu… Ngoài một số ngành là thế mạnh, trường sẽ chú trọng vào việc đào tạo những ngành học có thể tạo nền tảng cho việc phát triển bền vững tại VN.
Theo đó, sớm nhất là cuối năm 2016 trường này sẽ tuyển sinh. Đối với Chương trình thạc sĩ chính sách công, hồ sơ dự tuyển sẽ vẫn như từ trước đến nay, gồm: đơn dự tuyển, bài luận, bản sao bằng và bảng điểm ĐH. Trong chương trình đào tạo này, trường vẫn có chính sách ưu tiên ứng viên từ vùng sâu vùng xa, phụ nữ, người có điều kiện bất lợi. Sau đó, trường tổ chức thi tuyển tương tự các kỳ thi chuẩn hóa của Mỹ: tiếng Anh, kỹ năng phân tích và toán. Việc xét tuyển dựa vào tổng hợp các tiêu chí, trong đó có điểm thi, bài luận, học lực bậc ĐH và kinh nghiệm công tác. Mặc dù mỗi ngành đào tạo sẽ có các tiêu chí ưu tiên khác nhau, việc tuyển sinh của FUV sẽ dựa trên việc đánh giá một cách toàn diện như các trường ĐH ở Mỹ chứ không chỉ dựa vào điểm thi.
Theo thạc sĩ Hoàng Ngọc Lan, cán bộ quản lý đào tạo Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, năm 2016 khi FUV chính thức tuyển sinh thì thỏa thuận hợp tác trong Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright giữa Trường ĐH Kinh tế TP.HCM với Trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy sẽ hết thời hạn. Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright sẽ trở thành Trường Chính sách công và quản lý Fulbright trực thuộc FUV, với đối tác học thuật vẫn là Trường Harvard Kennedy.
Theo bà Lan, với Chương trình Chính sách công, sinh viên vẫn sẽ nhận được học bổng toàn phần như tại Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright. Chương trình MBA có học phí cao hơn so với các trường tư thục hiện nay tại VN. Cũng sẽ có một chương trình hỗ trợ tài chính đối với người học có khả năng nhưng ít có điều kiện về tài chính (cấp học bổng) như cách làm của các trường ĐH phi lợi nhuận khác trên thế giới.
Theo giấy chứng nhận đầu tư, trụ sở chính của trường đặt tại Khu công nghệ cao TP.HCM với diện tích 15 ha. FUV được xây dựng với mô hình là một cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận. Vốn đầu tư thực hiện dự án là 70 triệu USD. Trong đó, mức đầu tư giai đoạn đầu (đến năm 2016) là 5,3 triệu USD, giai đoạn 2 (2017 - 2020) 20 triệu USD, giai đoạn 3 (2020 - 2030) là 44,7 triệu USD.
Điểm khác biệt so với các trường VN mà FUV xác định trong cơ chế hoạt động của mình là mô hình quản trị và tài chính. Cụ thể, về quản trị, mặc dù trường do Quỹ tín thác sáng kiến ĐH VN (TUIV) đăng ký thành lập nhưng quỹ này là một tổ chức phi lợi nhuận và do đó trường sẽ không có cổ đông chi phối như các trường tư thục ở VN. Quỹ này cũng là đơn vị huy động vốn đầu tư dự án FUV. Tài chính được huy động từ 3 nguồn: tài trợ ổn định hằng năm của chính phủ Mỹ; tiền thiện nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân tại nước Mỹ; nguồn tài trợ của doanh nghiệp, cá nhân tại VN.
Trường do một hội đồng tín thác (Board of Trustees) độc lập quản lý. Hội đồng này sẽ thuê hiệu trưởng để điều hành trường. Về nguyên tắc, trường là của xã hội, của cộng đồng. Mọi giá trị thặng dư tạo ra sẽ được dùng để quay ngược trở lại đầu tư cho trường.
Cần sửa đổi quy định về ĐH không vì lợi nhuận
Sự ra đời của FUV cũng là sự kiện mang tính lịch sử trong giáo dục ĐH ở nước ta. FUV được nhà nước VN hỗ trợ một phần về cơ sở vật chất, được quốc hội Mỹ tài trợ ban đầu 20 triệu USD. TUIV sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn tài trợ tài chính từ các nhà tài trợ giáo dục khác để đạt quy mô đầu tư 70 triệu USD.
Trong khi đó, một số trường ĐH ở VN khẳng định họ là trường ĐH phi lợi nhuận. Vậy những trường ĐH đó có phải là phi lợi nhuận trước cả FUV không?
Căn nguyên sâu xa của vấn đề là cái mà ở nước ta hiểu, gọi và quy định về ĐH phi lợi nhuận không giống với ĐH phi lợi nhuận ở Mỹ và các nước khác. Trên thế giới, dù ở đâu, ĐH phi lợi nhuận đều không có cổ đông, không có hội đồng quản trị, không có vốn điều lệ và không chia lãi (cổ tức), trong khi các trường ĐH tư thục ở ta đều có đủ 4 thành tố này. Ở nước ngoài, các ĐH phi lợi nhuận được chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân dồn tiền thành lập, đồng thời tiếp nhận đóng góp tài chính, vật chất rộng rãi từ các nhà tài trợ giáo dục (là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, bao gồm cả các cựu sinh viên, cựu nghiên cứu sinh thành đạt).
ĐH phi lợi nhuận được một tổ chức, doanh nghiệp hoặc quỹ phi lợi nhuận sở hữu. Để nhận được các nguồn tài trợ giáo dục, pháp nhân sở hữu và bản thân trường ĐH bắt buộc phải công bố tính chất, mục tiêu giáo dục phi lợi nhuận và đảm bảo sự minh bạch tài chính. Không ai mang tiền bạc, của cải của mình đi tài trợ cho một nhà trường mà cứ hết năm thì các cổ đông của nó lại chia lãi (cổ tức) mang về nhà. Ngoài các khoản tài trợ từ những người sáng lập và các nhà tài trợ giáo dục khác, trường ĐH phi lợi nhuận còn có các nguồn thu từ học phí sinh viên và nghiên cứu sinh, từ nghiên cứu khoa học và các hoạt động đầu tư tài chính.
Các quy định về ĐH tư thục ở nước ta từ trước đến nay dựa trên mô hình công ty cổ phần. Ngay đến Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 10.12.2014 về ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, điểm 1(b) của điều 32 vẫn quy định: “Thành viên góp vốn đầu tư xây dựng trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được chia lợi tức hằng năm theo tỷ lệ góp vốn trong vốn điều lệ... nhưng không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ trong cùng thời kỳ”. So với các quy định trước Quyết định số 70, đối với ĐH hoạt động theo mô hình không vì lợi nhuận, sự thay đổi, có chăng, chỉ là ở việc thay “cổ đông” bằng “thành viên góp vốn”, “cổ tức” bằng “lợi tức”, “đại hội đồng cổ đông” bằng “đại hội toàn trường” và việc khống chế số thành viên hội đồng quản trị đại diện cho các thành viên góp vốn chiếm không quá 20% tổng số thành viên hội đồng quản trị. Theo Quyết định số 70, ĐH tư thục hoạt động không vì mục đích lợi nhuận ở nước ta vẫn có vốn điều lệ, có hội đồng quản trị và vẫn chia lãi (lợi tức). Đây là những điểm khác hẳn so với ĐH phi lợi nhuận ở nước ngoài.
Với việc nước ta vừa cấp phép cho FUV là ĐH phi lợi nhuận theo mô hình Mỹ, thiết nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước cần sửa đổi các quy định hiện hành về “ĐH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận” để tương thích với thực tiễn phổ biến trên thế giới về “ĐH phi lợi nhuận”. Những quy định tương thích đó cần cho việc điều chỉnh hoạt động của FUV nói riêng và các trường ĐH phi lợi nhuận (thực sự phi lợi nhuận) sẽ ra đời ở nước ta. Nếu không làm như thế thì lấy gì để điều chỉnh hoạt động của FUV, khi chắc chắn rằng Quyết định số 70 sẽ không phù hợp cho FUV?
Khi đã có những quy định tương thích với thực tiễn thế giới về ĐH phi lợi nhuận, hãy để cho quá trình chuyển đổi từ các trường ĐH công và ĐH tư thục vì lợi nhuận thành ĐH phi lợi nhuận diễn ra một cách tự nhiên.
Trường Đại học Hà Nội đào tạo những ngành gì?
Trường Đại học Hà Nội (trước đây là Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội) là một trường có truyền thống đào tạo ngoại ngữ. Năm 2016, trường tuyển sinh 11 ngành ngôn ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam (dành cho người nước ngoài).
Phát huy thế mạnh về ngoại ngữ, bắt đầu từ năm 2002, Trường mở 7 chuyên ngành mới giảng dạy bằng ngoại ngữ trong đó có 6 ngành dạy-học bằng tiếng Anh (Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kế toán, Tài chính-Ngân hàng, Quốc tế học, Công nghệ thông tin) và 1 ngành dạy-học bằng tiếng Pháp (Truyền thông doanh nghiệp).
Thí sinh có nguyện vọng học các chương trình liên kết do nước ngoài cấp bằng có thể theo học 6 ngành giảng dạy bằng tiếng Anh: Quản trị kinh doanh, Tài chính-Marketing (do ĐH La Trobe, Ô-xtrây-li-a cấp bằng), Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (do ĐH IMC Krems, Áo cấp bằng), Kế toán ứng dụng do ĐH Oxford Brookes (Anh Quốc) và Hiệp Hội Kế toán Công Chứng Hoàng gia Anh (ACCA) cấp bằng, Kinh tế doanh nghiệp, Khoa học thống kê và Bảo hiểm (do ĐH Sannio, Italia cấp bằng).
Thí sinh, phụ huynh làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Hà Nội
Khi đến đăng ký xét tuyển thí sinh và phụ huynh được chào đón và phục vụ như thế nào?
Khi đến làm thủ tục đăng ký xét tuyển, các em thí sinh và phụ huynh sẽ được các thầy cô, các anh chị là tình nguyện viên tiếp đón và hướng dẫn làm thủ tục nộp hồ sơ. Đối với các thí sinh còn phân vân chưa biết chọn ngành nghề nào, các thầy, cô tư vấn sẽ cùng các em làm một bài trắc nghiệm, dựa vào kết quả học tập và điểm trúng tuyển 5 năm trở lại đây để cùng các em xác định ngành nghề phù hợp với tính cách, sở thích và năng lực của mỗi em. Nhà trường đã bố trí đủ bàn tư vấn cho 10 ngành ngoại ngữ, 7 chuyên ngành đào tạo bằng ngoại ngữ và 6 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.
Bên cạnh đó, thí sinh cũng được giới thiệu các chương trình học trao đổi, liên thông 01 học kỳ hoặc 01 năm tại nước ngoài với mạng lưới hơn 200 trường đại học đối tác của Trường Đại học Hà Nội. Kết quả học ở nước ngoài được công nhận tương đương nếu sinh viên đạt kết quả yêu cầu. Trung bình mỗi năm Trường ĐH Hà Nội có khoảng 200 sinh viên đi học trao đổi theo hình thức này.
Các sinh viên thuộc diện chính sách, gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn hoặc sinh viên khá, giỏi sẽ quan tâm tới các chương trình học bổng rất đa dạng trích từ quỹ học bổng của trường hoặc do các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và các tổ chức, trường đại học nước ngoài tài trợ. Đặc biệt, từ năm học 2016 - 2017, Ủy ban Châu Âu sẽ cấp cho Trường Đại học Hà Nội 40 suất học bổng ERASMUS PLUS dành cho sinh viên, mỗi suất trị giá 6.200 euro để đi học liên thông 01 năm tại châu Âu.
Hình thức xét tuyển vào Trường Đại học Hà Nội năm 2016 như thế nào?
Năm 2016, Trường Đại học Hà Nội tổ chức tuyển sinh đối với thí sinh trên cả nước với hình thức xét tuyển. Thí sinh cần phải có tổng điểm 3 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đạt 15 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số). Tổng điểm để xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có) và điểm của môn thi chính đã nhân hệ số 2, xếp từ cao xuống thấp. Xét tuyển nhiều đợt cho đến hết chỉ tiêu của từng ngành, theo nguyên tắc từ cao xuống thấp. Xét bình đẳng 2 nguyện vọng thí sinh đăng ký: nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ được tự động xét nguyện vọng 2, bình đẳng với các thí sinh khác.
Đối với các thí sinh có nguyện vọng học các chương trình đại học chính quy do nước ngoài cấp bằng, thí sinh cần có bằng tốt nghiệp THPT. Xét tuyển theo kết quả học tập THPT và trình độ tiếng Anh. Thí sinh có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5 có thể bắt đầu học chuyên ngành ngay để rút ngắn thời gian học từ 6 tháng đến 1 năm. Thí sinh chưa đủ trình độ sẽ được theo học các khoá tiếng Anh cấp tốc tại Trường ĐH Hà Nội để đủ trình độ theo yêu cầu.
Để có cơ hội trúng tuyển vào trường cao, thí sinh tham khảo điểm trúng tuyển vào Trường Đại học Hà Nội từ năm 2011 - 2015. Đối với học sinh phổ thông thuộc KV3, khối A hệ số 1, khối D môn ngoại ngữ nhân hệ số 2. Năm 2015, ngành Công nghệ Thông tin xét tuyển khối D1, môn ngoại ngữ hệ số 1.
Công nghệ Thông tin (dạy bằng tiếng Anh)
Quản trị kinh doanh (dạy bằng tiếng Anh)
Tài chính - Ngân hàng (dạy bằng tiếng Anh)
Quốc tế học (dạy bằng tiếng Anh)
QT DV Du lịch và LH (dạy bằng tiếng Anh)
Thông tin chi tiết về mã ngành, cách thức nộp hồ sơ xét tuyển, thủ tục nộp lệ phí, thí sinh xem tại: www.hanu.vn
Khi lựa chọn một trường đại học để theo đuổi sự nghiệp, việc hiểu rõ về các chương trình đào tạo là một yếu tố quan trọng. Fictional Business University (FBU) Đại Học Tài Chính – Ngân Hàng Hà Nội là một trường đại học uy tín với các chương trình đa dạng. Chính vì thế việc theo học tại đây sẽ mang lại cho sinh viên nhiều cơ hội phát triển cũng như thăng tiến trong sự nghiệp trong tương lai gần. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá xem FBU đào tạo những ngành gì? và cơ hội mà chúng mang lại cho bạn nhé.