Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại Giải Luyện tập Vận dụng Sử 10 Bài 9 Luyện tập 1 Em hãy phân tích những cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp - La Mã thời cổ đại. Gợi ý đáp án * Cơ sở về điều kiện tự nhiên: - Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, lãnh thổ ba mặt giáp biển, với nhiều đảo lớn nhỏ. Đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, tạo thành nhiều hải cảng thuận tiện cho tàu bè đi lại, kết nối giao thương. - Địa hình Hy Lạp bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai không phì nhiều nhưng bù lại có nhiều khoáng sản và loại đất sét trắng để làm gốm. Khí hậu và đất đai Hy Lạp phù hợp trồng các loại cây như nho, ô liu,... - La Mã có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn, khí hậu ấm áp, mưa nhiều, thuận lợi cho việc phát triển các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tài nguyên khoáng sản phong phú, thúc đẩy nghề luyện kim sớm phát triển. * Cơ sở về dân cư: - Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm bốn tộc người chính: Ê-ô-li-an, I-ô-ni-an, A-kê-an và Đô-ri-an. Đến khoảng thế kỉ VIII - VII TCN, cư dân Hy Lạp mới gọi mình là Hê-len và gọi đất nước mình là Hy Lạp. - Bán đảo I-ta-li-a thời cổ đại có nhiều tộc người. + Những cư dân có mặt sớm nhất là người Li-gua, sau đó là người I-ta-li-ốt và một nhánh sống ở đồng bằng La-ti-um được gọi là người La-tinh. + Tộc người Ê-tơ-ru-xcơ, Xen-tơ thiên di đến miền Bắc, người Hy Lạp di cư đến phía nam. + Về sau, người La-tinh dựng nên thành La Mã bên bờ sông Ti-bơ và gọi là người La Mã. * Điều kiện kinh tế: - Sớm phát triển nghề đi biển và các ngành khai khoáng, luyện kim, đóng tàu. - Các nghề thủ công phát triển giúp sản phẩm làm ra rất đa dạng. - Tiền tệ được lưu thông rộng rãi để giao thương trong khu vực và với các nước phương Đông. * Điều kiện chính trị - Ở Hy Lạp: + Vào thời kì nhà nước sơ khai, cư dân cổ ở vùng đất Hy Lạp đã tạo dựng được nền văn minh cổ đầu tiên, gọi là Crét - Mi-xen. + Từ thế kỉ VIII TCN, ở Hy Lạp đã hình thành quốc gia thành bang phát triển chế độ dân chủ chủ nô. + Đến thế kỉ IV TCN, Ma-xê-đô-ni-a xâm chiếm và thống trị Hy Lạp; + Đến năm 146 TCN, Hy Lạp bị sáp nhập vào đế quốc La Mã. - Nhà nước La Mã cổ đại ra đời muộn hơn, không ngừng mở rộng lãnh thổ, phát triển thành để chế vào thế kỉ I TCN và tồn tại đến thế kỉ V. * Điều kiện xã hội: Tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp, trong đó hai giai cấp đối kháng cơ bản là chủ nô và nô lệ. * Sự kế thừa thành tựu văn minh phương Đông - Địa hình Hy Lạp và La Mã mang tính “mở” nên có điều kiện giao lưu, tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn minh phương Đông cổ đại. - Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông như chữ viết, văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ cũng như các kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp. Luyện tập 2 Những thành tựu tiêu biểu về chữ viết, văn hóa, nghệ thuật của người Hy Lạp và La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý đáp án - Ý nghĩa của thành tựu chữ viết: + Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát hóa. Đó là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện nay. + Hệ chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là một cống hiến lớn của người La Mã cổ đại. - Ý nghĩa của thành tựu văn hóa, nghệ thuật: + Những thành tựu văn hóa, nghệ thuật của Hy Lạp và La Mã đạt tới trình độ cao, mang tính thực tế, tinh tế và tính dân tộc sâu sắc. + Đó là hình mẫu cho những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật của châu Âu trong giai đoạn sau như thời Phục hưng, cận đại, hiện đại,… Vận dụng 1 Tại sao nói, văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu hiện đại? Gợi ý đáp án - Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu hiện đại vì: + Cư dân Hy Lạp - La Mã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực: chữ viết, văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, khoa học, kĩ thuật, tư tưởng, tôn giáo, thể thao,… + Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản; nhiều thành tựu vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay. Ví dụ: hệ thống chữ La-tinh là cơ sở của hơn 200 ngôn ngữ trên thế giới hiện nay; các định lí, định đề khoa học của Hy Lạp - Lã Mã vẫn được giảng dạy trong các trường học hiện nay; tinh thần của văn minh Hy Lạp - La Mã là một trong những cơ sở cho sự bùng nổ và phát triển của phong trào văn hóa Phục hưng ở châu Âu (thế kỉ XIV - XVII)…. Vận dụng 2 Đỉnh Ô-lim-pớt và vòng nguyệt quế thường tượng trưng cho điều gì? Tại sao các kì Thế vận hội Olympic lại có tục rước đuốc từ ngọn núi Ô-lim-pớt? Gợi ý đáp án - Đỉnh Ô-lim-pớt và vòng nguyệt quế thường tượng trưng khát vọng hòa bình. - Các kì Thế vận hội Olympic lại có tục rước đuốc từ ngọn núi Ô-lim-pớt vì: Người Hy lạp cổ đại tôn sùng lửa và quyền lực. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Prô-mê-thơ-ớt đã đánh cắp lửa từ thần Dớt và đưa nó cho con người. Để đón nhận lửa từ thần Prô-mê-thơ-ớt, người Hy Lạp tổ chức các cuộc đua tiếp sức. Vận động viên cần vượt qua một ngọn đuốc thắp sáng với nhau cho đến khi người chiến thắng cán đích. Từ đó lễ rước đuốc trở thành nghi lễ quan trọng và không thể thiếu trong các kì Thế vận hội Olympic.
Soạn bài Hoàng Hạc lâu - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Soạn bài Hoàng Hạc lâu trang 11, 12, 13 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Soạn bài Hoàng Hạc lâu - ngắn nhất Chân trời sáng tạo
Câu hỏi (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn biết về lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, Trung Quốc.
- Hoàng Hạc Lâu là bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường do thi nhân Thôi Hiệu đường Đường (Trung Quốc) sáng tác.
- Lầu Hoàng Hạc là một di tích lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa gắn với huyền thoại Phí Văn Vi thành tiên. Đứng trước lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống.
- Bài thơ thể hiện sự giao hòa giữa tình và cảnh cùng ý vị sâu xa.
- Bài thơ được ví như tuyệt tác thơ Đường phá cách, sáng mãi với thời gian.
1. Theo dõi: Hai câu đầu có tuân thủ luật bằng trắc của thơ Đường không?
- Hai câu đầu trong đoạn thơ không tuân thủ luật bằng trắc của thơ Đường. Câu đầu tiền trong đoạn thơ có sáu âm tiết và câu thơ thứ hai cũng không tuân thủ nguyên tắc này vì có 7 âm tiết, cả 2 câu đều vượt quá nguyên tắc năm âm tiết của luật bằng trắc.
2. Suy luận: Theo bạn, vì sao khói sóng trên sông lại khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn?
- Vì chủ thể trữ tình cảm nhận được sự qua đi nhanh chóng của thời gian, gợi nên cảm giác buồn bã, tiếc nuối về những thứ đã mất đi.
Bài thơ thể hiện một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, qua đó thể hiện được sự tiếc nuối của tác giả khi đứng trước lầu Hoàng Hạc. Đồng thời gợi lại cho tác giả sự tiếc nuối thời vàng son của nơi đây.
Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định chủ thể trữ tình và nội dung bao quát của bài thơ
- Chủ thể trữ tình là nỗi buồn man mác, sự tiếc nuối bơ vơ một thời đối với quang cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ và sự nhớ nhung của một người đàn ông với một người phụ nữ.
- Nội dung: Bài thơ thể hiện tấm lòng nhớ nhung và tình cảm sâu sắc của tình cảm con người thông qua quang cảnh thiên nhiên, nét trữ tình có trong bài.
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình bộc lộ trong bài thơ (lưu ý 4 dòng thơ đầu và 2 dòng thơ cuối)
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay,
- 2 câu thơ đầu ta có thể thấy hình ảnh lầu Hoàng Hạc đứng bơ vơ lạc long ở một không gian bao la mênh mông rộng lớn, thể hiện sự cô đọc cùng nỗi buồn trống rỗng, buồn man mác dâng lên trong lòng.
- Sang hai câu thơ sau có hình ảnh “Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay,” cho thấy lầu Hoàng Hạc đã trai qua nhiều năm lịch sử. cùng câu hỏi tu từ “Hạc vàng đi mất từ xưa?” gợi cho người đọc cảm xúc hiu hắt, hoài niệm.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
- Gợi nỗi nhớ quê hương da diết trong cảnh hoàng hôn, núi non hùng vĩ làm cho cảm xúc trong bài dâng cao. Tuy cảnh rất đẹp nhưng lại vô cùng buồn bã, ảm đạm
- Câu hỏi tu từ ở cuối “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?” là câu tự hỏi, khiến cho sự cô đơn dâng trào trong tác giả, khói sóng tượng trưng cho dòng chảy thời gian, sự tiếc nuối vô vàn suốt nhiều năm trời khiến bài thơ mang một nỗi buồn sâu thẳm.
Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhận xét về bố cục, cách sử dụng vần, nhịp, đối trong bài thơ.
+ Bố cục đơn giản gồm hai câu, mỗi câu hai dòng
+ Tạo ra sự cân đối hài hòa, thống nhất
+ Bố cục đơn giản tạo điểm nhấn vào cảm xúc, câu từ của bài thơ
+ Tác giả sử dụng vần đối (câu thứ nhất và câu thứ bao có âm cuối như nhau’ câu thứ 2 và thứ 4 tương tự)
+ Tạo ra sự hài hòa trong âm tiết cho bài thơ
+ Nhịp điệu trôi chảy, phù hợp với tâm trạng tính lặng của nhân vật và người viết.
+ Tác giả không sử dụng cấu trúc đối đặc trưng nhưng vẫn giữ được cảm xúc cho bài thơ một cách trọn vẹn bởi cách sử dụng câu từ tinh tế, gợi hình gợi cảm.
Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo bạn, các hình ảnh, điển tích, điển cố có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm?
- Hình ảnh “hoàng hạc” tượng trưng cho tình yêu. Hình ảnh gợi nên sự lãng mạn, tinh tế, đại diện cho tình yêu cao quý. “Hoàng hạc lâu” tượng trưng cho nơi đầy ắp sự yêu thương. Hình ảnh tác giả xây nên rất đẹp đồng thời tạo nên sự đối lập với sự trống rỗng, cô đơn trong bài thơ. Hình ảnh cưỡi hoàng hạc bay đi biểu trưng cho sự xa cách, mất mát trong tình yêu.
- Điển tích, điển cố: thể hiện sự xa cách và thời gian trôi qua lững lờ tạo ra cảm giác trống rỗng trong tâm trạng tác giả.
Câu 5 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách nào? Theo bạn, bài thơ đã thể hiện rõ nhất đặc điểm gì của phong cách đó?
- Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách trữ tình, lãng mạn
- Đặc điểm thể hiện rõ nhất phong cách trữ tình, lãng mạn là tác giả đã sử dụng ngôn ngữ lãng mạn và hình ảnh tượng trưng. Sử dụng những từ nghĩ câu câu cú tinh tế diễn đạt tâm trạng buồn bã nhưng không kém phần lãng mạn bởi lối tả gợi hình về không gian thơ mộng trong cảnh vật Hoàng Hạc lâu. Ngoài ra phong cách trưc tình còn được thể hiện qua việc sử dụng vần đối và nhịp điệu thơ.
Câu 6 (trang 13 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin thích hợp vào bàng:
Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)
Độc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác: