Núi Hallasan là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho du khách yêu thích thiên nhiên và trekking. Hãy cùng Hanotours khám phá những bí mật đỉnh núi Hallasan và những điều thú vị khi leo núi cao nhất tại Hàn Quốc qua bài viết này.
Núi Hallasan ở đâu Hàn Quốc?
Núi Hallasan là ngọn núi cao nhất Hàn Quốc có độ cao 1.950m, nằm trong vườn quốc gia Hallasan ở đảo Jeju. Miệng núi lửa Baengnokdam trên đỉnh núi với hệ sinh thái động thực vật đa dạng là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Hàn Quốc. Núi Hallasan nằm tại trung tâm đảo Jeju, điều đó mở ra cơ hội khám phá du lịch đầy kỳ thú. Với địa hình kỳ lạ, núi Hallasan là điểm đến dành cho những người yêu thích hiking và khám phá văn hoá bản địa.
Chuẩn bị những gì để chinh phục núi Hallasan
Chuẩn bị trước khi leo núi Hallasan đòi hỏi sự chu đáo và cẩn thận. Dưới đây là một số thứ mà du khách nên mang theo:
Nước: Du khách cần đảm bảo mang theo đủ nước trong chai tái sử dụng. Nếu leo dọc theo đường mòn Seongpanak, bạn có thể nạp thêm nước từ các suối.
Đồ ăn: Bạn nên chuẩn bị bữa trưa và đồ ăn nhẹ trước khi bắt đầu hành trình vì không có cơ hội mua thêm thức ăn trên đường.
Áo khoác đi mưa: Đồng hành cùng bạn trên đỉnh núi có thể có những cơn mưa bất ngờ nên bạn nên chuẩn bị áo khoác đi mưa.
Giày đi bộ đường dài: Bạn cần lựa chọn giày phù hợp để đảm bảo an toàn và thoải mái cho chân.
Gậy leo núi: Gậy sẽ hỗ trợ trong việc leo lên các đoạn địa hình khó khăn.
Kem chống nắng: Du khách cần chuẩn bị để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV mạnh mẽ từ ánh nắng mặt trời.
Thảm dã ngoại: Thảm có thể giúp bạn cho việc nghỉ ngơi giữa hành trình.
Bộ sơ cứu cơ bản: Du khách cần đảm bảo an toàn cho bản thân và những người đi cùng.
Các chi phí tham quan và dịch vụ ở núi Hallasan
Sau đây là các chi phí tham quan và dịch vụ ở núi Hallasan:
Qua bài viết trên, Hanotours đã chia sẻ những thông tin chi tiết về núi Hallasan. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình chuẩn bị cho chuyến du lịch của mình. Bạn muốn du lịch núi Hallasan ở Hàn Quốc trọn gói liên hệ ngay Hanotours để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
Tour xe đạp địa hình sẽ giúp bạn khám phá và chiêm ngưỡng những cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng Đà Lạt. Bên cạnh đó, bạn sẽ thử thách chính bản thân mình trong việc chinh phục thử thách […]
Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia có núi non hùng vĩ trải dài cùng thảm thực vật vô cùng phong phú luôn là điểm đến thu hút du khách đến tham quan để tận hưởng những cảnh đẹp nơi đây. Ngay bây giờ hãy cùng đặt vé máy bay đi Hàn Quốc của Korean Air chúng tôi khám phá và chinh phục những ngọn núi tuyệt đẹp này tại xứ Kim Chi.
Seoraksan là ngọn núi được biết đến là có lượng du khách đến tham quan đông nhất tại xứ sở Kim Chi, với chiều cao 1,708m ngọn núi rất thích hợp cho các du khách thích bộ môn leo núi để chinh phục thiên nhiên. Thông thường từ chân núi lên đến đỉnh Ulsan Bawi kéo dài hai tiếng đồng hồ. Leo lên đến đỉnh, du khách dễ dàng ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng từ trên cao vô cùng tuyệt vời. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên trên đỉnh núi kì vĩ này. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Hallasan là ngọn núi tọa lạc tại đảo núi lửa Jeju, Hàn Quốc được coi là đỉnh núi quen thuộc và nổi tiếng nhất hòn đảo xinh đẹp này, ai đã từng đến Jeju đều sẽ không quên ngọn núi Hallasan. Ngọn núi được biết đến với các đợt phun trào mạnh mẽ, hình thành nên hòn đảo Jeju lộng lẫy xinh đẹp như ngày hôm nay. Đây cũng là ngọn núi cao nhất Hàn Quốc sở hữu chiều cao 1,950m. Vào mùa đông, cả ngọn núi được bao phủ bởi băng tuyết. Mùa Thu cây cối nơi đây điều chuyển màu tạo lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động đây cũng chính là mùa cao điểm thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Núi Bukhansan được biết đến là lá phổi xanh của thủ đô Seoul, sở hữu một vẻ đẹp hùng vĩ với đỉnh Baegundae cao nhất, từ trên đỉnh núi du khách có thể nhìn sang đỉnh bên cạnh Insubong những áng mây trông như những mảng kem xốp trắng xóa bao phủ rộng khắp đỉnh núi. Tạo lên một khung cảnh êm đềm, thơ mộng không nơi nào sánh được. Để đến được ngọn núi du khách phải mất 3 tiếng đồng hồ để chinh phục đỉnh núi này.
Taebaeksan ấn tượng với du khách bởi con đường lên đỉnh Cheonjedan rải đầy tuyết, du khách sẽ như lạc vào miền cổ tích với những bông tuyết trắng xóa nằm lác đác khắp lối đi lên đỉnh núi. Trên đỉnh cao nhất của Taebaeksan vẫn còn lưu giữ nơi thờ cúng thần linh thiêng liêng để cầu phúc và may mắn. Mùa đông là mùa lý tưởng nhất mà nhiều du khách chọn leo núi Taebaeksan lúc này du khách có thể chiêm ngưỡng một bức tranh đẹp mê hồn khi ngọn Taebaeksan được bao bọc bởi một vườn hoa tuyết trắng xóa.
Đây được biết đến là ngọn núi đẹp nhất tại đất nước Hàn Quốc, khi đến mùa thu, toàn bộ thảm thực vật trên đỉnh núi ngả sang màu đỏ tươi, các khe núi và vách đá cũng góp mặt tạo nên một bức tranh mùa thu vô cùng sống động. Vào mùa thu nơi đây làm say lòng bất cứ du khách nào muốn ghé thăm. Đỉnh cao nhất của núi Songnisan chính là Cheonwangbong nhưng đẹp nhất lại là đỉnh Munjangdae khi xung quanh bốn bề là những khối mây lững lờ vây quanh.
Là một trong những ngọn núi cổ nhất tại xứ sở Kim Chi, núi Jirisan thu hút du khách bởi cảnh quan thơ mộng cùng những chuyến leo núi kéo dài tới 5 tiếng. Ngọn núi này nằm trong công viên quốc gia lớn nhất Hàn Quốc có diện tích 484 km2 nên du khách tha hồ ngắm cảnh quan và khám phá những loài động thực vật bản địa độc đáo nơi đây.
Những con đường chinh phục đỉnh núi Hallasan
Đường mòn Gwaneumsa nằm ở phía bắc của núi Hallasan, được xem là một trong những đường mòn đẹp nhất của ngọn núi này. Tuyến đường dài 8,7km và sẽ đưa bạn đến đỉnh của núi Hallasan, nơi bạn có thể khám phá luôn miệng núi lửa Baengnokdam. Du khách có thể mất khoảng 5 giờ để đi hết cả con đường này, nhưng không dừng lại để ngắm cảnh quá nhiều hoặc chiêm ngưỡng nhiều hơn vẻ đẹp của núi Hallasan.
Con đường Eorimok khởi đầu từ một điểm bên trong vườn quốc gia Hallasan, ở độ cao 970m so với mực nước biển, và kéo dài đến vị trí Nambyeok, ở độ cao 1600m so với mực nước biển. Tuyến đường này có độ dài chỉ 6,8km và thường mất khoảng 3 giờ để đi hết một chiều. Trước khi tham gia trải nghiệm, các nhà thám hiểm cần phải kiểm tra kỹ thông tin thời tiết trong khu vực vì Witsae Oreum và Nambyeok có thời tiết khá khắc nghiệt.
Seongpanak nằm ở phía đông của núi Hallasan và là con đường dẫn lên đỉnh cao nhất của ngọn núi này. Đây là con đường mòn dài nhất ở khu vực Hallasan với chiều dài 9,6km, mất khoảng 4 giờ 30 phút để đi hết một chiều. Đường mòn này có độ dốc tăng dần theo độ cao và bao gồm cả con đường phụ dẫn đến đài thiên văn Sara Oreum.
Đường mòn Yeongsil là một quãng đường dài 5,8km, kéo dài từ văn phòng quản lý Yeongsil đến Nambyeok Bungjeom. Bạn sẽ mất khoảng 3 giờ đồng hồ để khám phá hết cảnh vật khi trải nghiệm con đường và đi xuống bằng đường mòn Donnaeko và Eorimok. Ngoại trừ sườn miện núi lửa Yeongsil (1.300m – 1.550m so với mực nước biển) có độ dốc tương đối cao, phần lớn quãng đường còn lại của đường mòn này có địa hình bằng phẳng và rất dễ đi, thích hợp cho các gia đình trải nghiệm.
Trạm thông tin du khách ở thành phố Seogwipo là điểm bắt đầu của đường mòn Donnaeko, nằm ở độ cao 500m so với mực nước biển. Đoạn đường này kết thúc tại Nambyeok với chiều dài là 7km. Trong suốt hành trình chinh phục đường mòn này, du khách cần phải mang thêm nước uống vì không có bất kỳ con suối nào xuất hiện trong suốt chuyến đi làm nguồn nước cho bạn. Mọi người luôn được khuyến khích trải nghiệm đường mòn này theo nhóm nhỏ vì điều kiện thời tiết được cho là khá khắc nghiệt.
Thời điểm thích hợp để trải nghiệm leo núi Hallasan
Thời điểm tốt nhất để ghé thăm núi Hallasan và làm một chuyến hiking với bạn bè chính là vào mùa xuân và mùa thu. Thời tiết ở đảo Jeju lúc này sẽ mát mẻ và dễ chịu nhất, thiên nhiên cũng nở rộ những đoá hoa phủ khắp ngọn núi, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Bạn nên dậy sớm và lên kế hoạch cho chuyến đi nếu muốn chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt vời trong hành trình chinh phục ngọn núi cao nhất Hàn Quốc này.
Một số gợi ý thời gian bắt đầu leo núi Hallasan bạn có thể tham khảo:
Đặt vé máy bay đi du lịch Hàn Quốc
Hiện nay khách hàng có rất nhiều cách để đặt mua vé máy bay đi Hàn Quốc giá rẻ hấp dẫn như: đặt trực tiếp trên trang thông tin chính của hãng hoặc tìm đến một đại lý bán vé uy tín để được tư vấn hành trình và sở hữu vé máy bay giá rẻ một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Korean Air là một trong những hãng hàng không cung cấp vé máy bay giá tốt và uy tín nhất được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay tại Việt Nam khi đi du lịch đến Hàn Quốc. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn lành nghề, văn phòng đại diện hãng Korean Air đã trở thành người bạn đồng hành khách hàng trên từng chuyến hành trình của nhiều du khách.
Xem thêm: Những địa điểm đẹp ở Hàn Quốc
Chị Nguyễn Thanh Bình chinh phục thành công đỉnh Ama Dablam trên dãy Himalayas (Nepal) cùng nhà leo núi Phan Thanh Nhiên - Ảnh: NVCC
Năm 2024 ghi nhận nhiều người Việt Nam chinh phục thành công (summit) các đỉnh núi khét tiếng về độ khó tại dãy tuyết sơn Himalayas vùng Nam Á.
Một tuần trước khi lên được đỉnh Ama Dablam, chị Thanh Bình cũng chinh phục thành công đỉnh Lobuche cao 6.119m cách Ama hơn 10km đường chim bay.
Ngày 14-11, chị Thanh Bình đã về đến Hà Nội, khép lại chuyến đi rất thành công và tiếp tục hướng tới những chuyến leo núi mới trong năm 2025.
Người leo núi không phải cho mọi người thấy bạn đã làm được gì, danh hiệu gì. Đó là hành trình khám phá, tìm kiếm bản thân từ bên trong. Hành trình đó chỉ có mình bạn đối diện với con người thật của bạn. Bạn sẽ giác ngộ nhiều khía cạnh cuộc sống, sẽ nhận ra điều gì là giá trị đích thực của cuộc đời mình.
Chị NGUYỄN THANH BÌNH (người phụ nữ Việt đầu tiên lên đỉnh Ama Dablam)
Trước đó nhiều người Việt đã cố gắng chinh phục các thử thách khác nhau trên vùng núi non hiểm trở "nóc nhà thế giới".
Bác sĩ phẫu thuật Ngô Hải Sơn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Hà Nội) dành hẳn một tháng ròng đến Pakistan để leo núi K2 - ngọn núi cao thứ nhì thế giới sau Everest nhưng lại khét tiếng là "đỉnh núi nguy hiểm nhất thế giới".
"K2 trên dãy núi lớn Karakoram bao trùm biên giới giữa Pakistan và Trung Quốc. Tôi bắt đầu hành trình leo bộ dài 100km từ Askoli thuộc Skardu đến Trại nền K2.
Sau đó phải thực hiện việc luyện tập thích nghi leo lên xuống các trại 1-2-3... của núi để cơ thể thích nghi độ cao (rotation) trong suốt hai tuần. Khi giảm thiểu nguy cơ bị sốc độ cao (AMS) và đợi đến ngày thời tiết tốt, tôi mới chính thức hành trình leo thẳng lên đỉnh cao 8.611m vào ngày 28-7", bác sĩ Hải Sơn cho biết.
Đỗ Hữu Nam và người sherpa dẫn đường Sonam Jangbu trên đỉnh núi Manaslu 8.163m - Ảnh NVCC
Như vậy, bác sĩ Hải Sơn trở thành người Việt thứ hai sau anh Khải Nguyễn (kỹ sư công nghệ hiện đang làm việc tại Mỹ) chinh phục thành công K2.
Với những người yêu môn thể thao mạo hiểm như leo núi, câu nói "thất bại là mẹ thành công" rất hợp bởi trước đây bác sĩ Sơn và kỹ sư Khải từng leo ngọn Manaslu ở Nepal song lên tới Trại 3 (6.800m) thì buộc phải quay xuống vì tuyết lở.
Đến cuối tháng 9-2024, trong mùa leo núi thu đông ở Nepal, lần lượt các nhà leo núi/huấn luyện viên Bùi Văn Ngợi, hướng dẫn viên Đỗ Hữu Nam, doanh nhân Nguyễn Mạnh Duy và kỹ sư Khải Nguyễn tham gia leo núi Manaslu cao 8.163m (cao thứ 8 thế giới) trên Himalayas.
Đỗ Hữu Nam lên đỉnh Manaslu thành công lúc gần 6h sáng 24-9, còn kỹ sư Khải Nguyễn cũng summit Manaslu sáng 25-9. Đây là hai người Việt đầu tiên được Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không Nepal cấp giấy chứng nhận summit Manaslu.
Chị Nguyễn Thanh Bình trên dãy Himalayas tháng 11-2024
Trả lời Tuổi Trẻ, chị Nguyễn Thanh Bình kể: "Nếu như đường leo Lobuche không quá khó khăn chỉ cần mình vững bước là tới đích thì Ama Dablam lại là ngọn núi có địa hình rất thách thức, nhất là đối với nữ giới.
Chúng tôi phải đu dây vượt nhiều đoạn dốc đá cao thẳng đứng, cheo leo nguy hiểm, đòi hỏi người leo không chỉ có thể lực tốt mà còn vững kỹ thuật".
Một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công nữa, theo chị Bình, đó chính là tinh thần.
"Tôi chuẩn bị kỹ tâm thế để giữ bình tĩnh, hoàn thành mục tiêu từng ngày. Tôi cảm ơn người đồng đội và đội sherpa giàu kinh nghiệm đã hỗ trợ tốt cho mình.
Sự cố một người bạn nữ leo núi khác cùng đi từ Việt Nam sang chung chuyến với tôi song bạn buộc phải dừng hành trình giữa chừng một cách đáng tiếc cũng làm cho tôi thêm quyết tâm và động lực phải summit được Ama Dablam để bù cho bạn".
Người đồng hành cùng chị Bình trong chuyến chinh phục kép đỉnh Lobuche và Ama Dablam là nhà huấn luyện leo núi Phan Thanh Nhiên - một trong số rất ít người Việt Nam đã chinh phục được Everest.
Chị Bình cho biết: "Thanh Nhiên là bạn bè lâu năm và cũng là người thầy về leo núi đầu tiên của tôi. Chúng tôi rất hiểu ý nhau trên hành trình. Tôi luôn nhớ lời Nhiên để đến được với ước mơ thì không có cách nào khác là phải duy trì tập luyện hằng ngày, suy nghĩ tích cực về mọi vấn đề".
Bác sĩ Ngô Hải Sơn trên đỉnh núi “nguy hiểm nhất thế giới” K2
Trong đợt leo núi mùa xuân ở Nepal tháng 4-2023, Phan Thanh Nhiên và Thanh Bình từng leo Everest.
Tiếc là khi leo đến độ cao 6.800m, chị Bình hay tin dữ từ Việt Nam báo sang là bố của chị qua đời. Trong tâm trạng rối bời, chị Bình từ bỏ hành trình, trở về Hà Nội thọ tang bố chỉ với tấm hộ chiếu trên tay.
"Sau đó, tôi trở lại Nepal thu dọn đồ đạc còn để lại. Được sự động viên của sherpa, tôi thử leo Everest lần nữa và đã lên tới Trại 3 (7.500m). Tiếc là đến đây tôi lại không thể đi tiếp được nữa do thời tiết quá xấu, có bão lớn. Tôi bắt buộc phải từ bỏ ước mơ để đi xuống", chị Bình kể.
"Hành trình Everest là ký ức không thể diễn tả hết cảm xúc bằng lời đối với tôi. Sau đó tôi đã có một khoảng lặng dài như để trốn tránh, lãng quên, cất giấu đi tất cả mọi việc liên quan đến núi.
Mãi đến ngày đầu năm 2024, tôi lại leo núi Sa Mu U Bò ở Sơn La để đón ánh bình minh đầu tiên chào đón năm mới trên đỉnh núi theo thói quen duy trì hằng năm. Khoảnh khắc đó tôi mới nhận ra rằng mình không thể từ bỏ leo núi. Rằng tôi sẽ quay lại", chị Bình chia sẻ đam mê và ý chí.
Thế là trong năm 2024, Bình lên đường chinh phục "nóc nhà châu Phi" Kilimanjaro (5.895m) ở Tanzania rồi tới Lobuche và Ama Dablam.
"Đây là những hành trình giúp tôi tìm lại sự tự tin, niềm tin vào bản thân, đồng thời cũng khẳng định lại sự phù hợp về thể lực của mình với môn leo núi khắc nghiệt".
Còn về giấc mơ Everest dang dở? Người phụ nữ Hà Nội yêu viết văn, vẽ tranh và dạy nghệ thuật cho thiếu nhi này thổ lộ:
"Tôi đã hoàn thành bản thảo cuốn sách tựa là Đỉnh tuyết viết về những hồi ức không quên từ Everest để chia sẻ với cộng đồng leo núi, dự kiến sẽ ra mắt trong thời gian tới. Và nếu ông trời còn thương và dành cho một cơ hội sau tất cả những gì tôi đã trải qua, tôi sẽ trở lại chinh phục đỉnh Everest".
"Mỗi ngọn núi tôi đã leo là một trang mới trong hành trình của bản thân, giúp tôi thêm yêu đời và quý trọng những gì mình đang có. Chinh phục đỉnh Manaslu là hành trình vượt qua giới hạn của bản thân.
Nó không chỉ là một dấu ấn về thể lực mà còn là một chiến thắng về mặt tinh thần. Điều này tiếp thêm cho tôi sức mạnh trong cuộc sống của mình", anh Đỗ Hữu Nam, người chinh phục đỉnh Ama Dablam ngày 24-9.