Dù Có Cách Xa Mỏi Mòn

Dù Có Cách Xa Mỏi Mòn

(Thanh tra)- Nhiều công nhân từng làm việc tại Công ty Cổ phần Cơ điện Hoàng Hưng (Công ty Hoàng Hưng) đang mòn mỏi chờ quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân (TAND) TP HCM để được giải quyết các chế độ hưu trí, bảo hiểm, thai sản... Tòa chậm ra quyết định, công ty không giải quyết, người lao động chịu thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn, bế tắc.

Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm

Theo nghị định 116, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học, được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành.

Đã có hoàng loạt học viên ký hợp đồng giao kèo nhận tiền đặt cọc với Công ty cổ phần đầu tư quốc tế ICC Hà Nội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (trụ sở phường Bến Nghe, quận 1), đại diện là ông Trương Thành Nhân (giám đốc chi nhánh) để được đi du học tại Nhật Bản các ngành điều dưỡng, kỹ sư... rất mệt mỏi khi đi đòi lại tiền.

Cho rằng mình bị lừa, rất nhiều học viên đã gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng.

Rơi nước mắt uất hận khi đòi tiền

Đầu tháng 3, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của chị KL. (ở quận 2, Thành phồ Hồ Chí Minh) cho rằng mình bị ICC Thành phố Hồ Chí Minh lừa tiền đặt cọc đi du học tại Nhật Bản, ngành điều dưỡng. Số tiền mà chị đã nộp cho ICC Thành phố Hồ Chí Minh là hơn 40 triệu đồng hồi tháng 4/2016.

Chị L. cho biết, trong hợp đồng, chị sẽ được ICC Thành phố Hồ Chí Minh tư vấn thông tin về việc du học, được đào tạo tiếng Nhật, giới thiệu các cơ sở đào tạo tại Nhật, được hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ, được giúp xin visa và sẽ được sang Nhật du học trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 1/2017...

Trong hợp đồng cũng cam kết, nếu không thực hiện đầy đủ các cam kết trên thì ICC Thành phố Hồ Chí Minh sẽ hoàn trả lại tiền cho học viên. Chính những cam kết như trên mà có đến 40 học viên ký hợp đồng.

''Khi đặt bút ký hợp đồng với ICC Thành phố Hồ Chí Minh tôi rất tin tưởng. Tôi nghĩ rằng, không chỉ có tôi mà các học viên khác cũng được sang Nhật Du học'', chị L. nói.

Thế mà, cho đến nay, đã không được đi du học như thỏa thuận, chị L. và những học viên khác phải ngậm ngùi đi đòi lại tiền. Mỗi lần đi đòi là phải rơi nước mắt vì uất ức, tức giận.

''Chúng tôi bị lừa. Chúng tôi giận lắm. ICC Thành phố Hồ Chí Minh đã không đưa chúng tôi đi du học như thỏa thuận, ông Nhân còn dùng những lời lẽ khó nghe với chúng tôi.

Chúng tôi chỉ cần một thời gian cụ thể để trả tiền nhưng ông Nhân hứa hết lần này đến lần khác. Mỗi lần gặp, ông ta tìm đủ lý do để kéo dài thời gian. Ông ta cứ bảo cho tôi kéo dài thêm một tháng nữa, hai tháng nữa.

Có lần hẹn gặp, chúng tôi phải ngồi từ sáng đến chiều mới được ông ta đưa cho mỗi người 2 triệu đồng. Cho đến nay, chúng tôi không đòi được đồng nào, dù những lần hẹn gặp cứ được tổ chức thường xuyên'', chị L. bức xúc.

Còn chị S. (quê Bình Phước) thì không chỉ bức xúc vì không đòi được tiền mà còn bức xúc vì ICC Thành phồ Hồ Chí Minh cam kết sẽ thuê các giảng viên chất lượng về dạy tiếng cho học viên, nhưng chị và các học viên khác chẳng học được gì từ các giáo viên mà trung tâm thuê.

''Ông Nhân thuê những người từng đi lao động bên Nhật về dạy tiếng cho chúng tôi. Giáo viên gì mà phát âm tiếng Nhật sai, sử dụng ngữ pháp cũng sai. Chúng tôi chẳng học được gì cả'', chị S. bức xúc.

Cả chị L. và chị S. cùng những học viên khác chỉ mong nhận được số tiền mình đã đặt cọc cho ICC Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là từ ông Nhân.

Trao đổi với phóng viên Báo giáo dục Việt Nam ông Nhân khẳng định, ông là giám đốc chi nhánh ICC Thành phố Hồ Chí Minh, được bổ nhiệm từ tháng 3/2106. Nhiệm vụ của ông là tìm học viên, được tự chủ về tài chính, thuê nhân viên, thuê mặt bằng... để tổ chức đào tạo, đưa học viên sang Nhật du học.

Ông Nhân cũng khẳng định, toàn bộ số tiền ông thu được từ các học viên là do ông nắm giữ để tổ chức các hoạt động thu chi ở chi nhánh, không chuyển về cho tổng công ty.

Trả lời câu hỏi: ''Vậy số tiền thu của các học viên bây giờ đã ở đâu, sao không trả lại khi đã vi phạm hợp đồng''. Ông Nhân cho biết, dù không chuyển tiền về cho ICC Hà Nội nhưng đã dùng để chi các hoạt động như: Thuê mặt bằng, thuê nhân viên, giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật... Đến nay, toàn bộ số tiền đã hết.

Các học viên muốn đòi lại được tiền thì phải cho ông thời gian. Chờ ông nhận học viên khác rồi lấy tiền học viên mới đóng để trả.

''Tôi đã bị ICC Hà Hội miễn nhiệm chức vụ. Nhà cửa, tài sản, xe...tôi cũng không còn nữa. Để trả được tiền cho các học viên, tôi cần có thời gian tiếp tục tìm kiếm học viên khác, từ đó mới có tiền để trả'', ông Nhân nói.

Tại buổi làm việc giữa ông Nhân, các học viên và đại diện ICC Hà Hội, ông Nhân cho rằng, không chỉ có ông mới có trách nhiệm trả tiền cho các học viên, mà ICC Hà Nội cũng phải có trách nhiệm.

Lý do ông đưa ra là vì, ông bị miễn nhiệm chức vụ khi sự việc đang bị đổ vỡ, khi ông đang tìm mọi cách để gỡ vốn, kiếm tiền trả cho các học viên.

Thứ hai, ông đã từng viết thư yêu cầu ICC Hà Nội cho ông mượn tiền để trả cho học viên nhưng không được chấp nhận. Việc ICC Hà Nội bổ nhiệm ông, mà khi ông làm ăn thua lỗ lại ''cho ông ra rìa'' như vậy là không đúng.

Thứ ba, ICC Hà Nội không chi tài tình để ông hoạt động chi nhánh, mà toàn bộ ông phải tự thân vận động, vì thế phải cùng ông trả tiền cho các học viên.

Đại diện phía ICC Hà Nội cho rằng, những lý do ông Nhân đưa ra là thiếu căn cứ và đổ lỗi một cách trắng trợn. ''Tiền ông ta thu về bỏ túi, không chuyển về cho chúng tôi, giờ thua lỗ lại yêu cầu liên đới.

Chúng tôi có nhận được đồng nào từ ông ta đâu mà liên đới. Nếu phải liên đới, thì số tiền ông ta thu về để ở đâu. Theo chúng tôi, ở đây là trường hợp cá nhân. Cá nhân ông Nhân phải tự chịu trách nhiệm. Chúng tôi không liên quan''.

Đại diện ICC Hà Nội cũng khẳng định rằng, việc miễn nhiệm chức vụ của ông Nhân là có căn cứ, đã được xem xét trước toàn thể công ty.

''Chúng tôi đã tạo mọi điều kiện để ông Nhân được hoạt động chi nhánh. Khi có sự việc xảy ra, chúng tôi cho ông ấy thêm thời gian để tìm hướng khắc phục, tìm cách hoạt động chi nhánh tốt hơn. Nhưng một thời gian dài, ông ta không làm được gì cả, lại làm chúng tôi bị liên lụy'', đại diện ICC Hà Nội khẳng định.

Trước áp lực của các học viên, yêu cầu phải hẹn ngày trả tiền cụ thể , đại diện ICC Hà Nội hẹn đến ngày 5/5 tới sẽ tiếp tục có buổi tiếp xúc với các học viên để thu thập thông tin, rồi tiến tới xem xét hoàn trả các khoản phí mà ông Nhân đã thu.

(TN&MT) - Trong khi chờ các cơ quan chức năng có những biện pháp giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường và phải dừng mọi hoạt động để khắc phục xử lý thì Công ty cổ phần Giấy Lửa Việt (công ty) vẫn ngang nhiên sản xuất. Tình trạng này khiến người dân tại thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ vẫn ngày đêm sống cùng ô nhiễm.

Ô nhiễm bao phủ - người dân lĩnh đủ

Như thông tin đã đưa trên Báo TN&MT  ngày 19/5/2015, một thời gian dài Công ty cổ phần Giấy Lửa Việt đã xả trái phép nước thải không qua xử lý ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân thị trấn Hạ Hòa. Mới đây, vì quá bức xúc, người dân đã gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng về việc: Hoạt động sản xuất của nhà máy ngay tại khu dân cư đã làm phát sinh quá nhiều khói bụi thành từng lớp sương mù đặc. Máy nghiền gỗ hoạt động liên tục đến 10 giờ đêm phát ra tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng và xáo trộn cuộc sống của người dân. Ngoài ra, để che mắt cơ quan chức năng, thay vì xả trực tiếp, đơn vị này đã cho nước thải chảy ra hệ thống cống ngầm qua nhà dân gây mùi hôi thối cực kỳ khó chịu.

Trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Văn Trung, một người dân sống tại Khu 9 (thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ) bức xúc: Hệ thống nước thải này đã tồn tại từ rất lâu và nằm ngay sau nhà dân. Vào những ngày mưa lượng nước lớn dồn lại và bị ứ đọng khiến nhiều diện tích vườn  ngập trong nước thải. Khu vực nhà dân nằm hạ nguồn còn nhà máy nằm trên thượng nguồn, nước thải khi được xả ra sẽ chảy qua hệ thống ống dẫn nằm chìm dưới một cái bềnh (vùng nước trũng – PV) đi qua các công trình công cộng và khu dân cư, điểm cuối chảy ra môi trường nằm ngay mép vườn và tiếp tục chảy tới một con suối, gây ô nhiễm cả một vùng rộng đến tận Khu 5 của thị trấn Hạ Hòa.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hệ thống cống ngầm xả thải của công ty được thiết kế nằm hoàn toàn ngầm, xuyên qua công trình công cộng và khu vực dân cư. Tại thời điểm cùng với người dân thực tế tại cống xả thải vẫn có một lượng nước thải đen ngòm chảy ra tại đây và xuôi tới tận khu 5 thị trấn Hạ Hòa, khiến con suối trở thành một dòng nước... “chết”.

Liên quan tới vấn đề này, ngày 23/4/2015 Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường thuộc Sở TN&MT Phú Thọ đã tiến hành lấy mẫu không khí, khí thải và mẫu nước tại công ty địa điểm Khu 9, thị trấn Hạ Hòa. Kết quả phân tích cho thấy, tại thời điểm kiểm tra nước thải công nghiệp so sánh theo QCVN 12: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy (cột A) cho thấy thông số chất hữu cơ BOD5 là 78mg/l, vượt 2,6 lần; COD là 131 mg/l, vượt 1,64 lần so với quy định. Đối với chất lượng không khí trong khu vực công ty so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định 3733 của Bộ Y tế cho thấy tại xưởng  nghiền dăm tiếng ồn là 87dBA, vượt 1,02 lần.

Kết quả quan trắc và phân tích không khí thải cũng cho thấy: So sánh với QCVN 19: 2009/BTNMT – Quy chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ thì thông số CO là 1.373 mg/Nm3 vượt 1,37 lần, thông số H2S là 13 mg/Nm3 vượt 1,73 lần so với quy định.

Khắc phục như... “đá ném ao bèo”

Việc hoạt động sản xuất gây ô nhiễm của công ty ảnh hưởng tới môi trường là quá rõ ràng. Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Phú Thọ cũng thừa nhận đây là một “điểm đen” ô nhiễm trong nhiều năm qua, tới nay vẫn chưa sửa đổi và chậm khắc phục ô nhiễm triệt để.  Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng TN&MT huyện Hạ Hòa cho biết: Mấy năm trước, công ty không đáp ứng được yêu cầu khoa học để xử lý ô nhiễm môi trường nên cơ quan chức năng buộc phải dừng một số xeo máy hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo Quyết định 64). Hiện tại vẫn còn một dây chuyền hoạt động sản xuất giấy lề, công đoạn này vẫn còn nước thải ra môi trường.

Cũng theo ông Tiến, về nguyên tắc công ty đang trong quá trình thực hiện kết luận kiểm tra và hoàn thiện các thủ tục trình thẩm định, cấp phép của Tổng cục Môi trường và Sở TN&MT thì phải đình chỉ tất cả mọi dây chuyền sản xuất. Nhưng tại thời điểm phóng viên thực địa, xưởng sản xuất gần khu dân cư vẫn đang hoạt động va không ngừng xả khói ra ngoài. Phải chăng công ty đang coi thường những quy định của pháp luật và phớt lờ trách nhiệm với môi trường, sức khỏe của người dân?

Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Trọng Thành, Giám đốc Công ty cổ phần Giấy Lửa Việt cũng thừa nhận, ngay đằng sau cổng của công ty hiện vẫn có xưởng nghiền vỏ cây đang hoạt động. Còn việc vẫn xả khói là do dây chuyền đang chạy thử(?).

Đối với việc hoàn thiện các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường, đại diện phía Lửa Việt cho rằng do việc thay đổi chủ sở hữu chính vì vậy ĐTM cũ hiện đã hết hạn và hiện tại công ty đang làm và... chờ phía nhà thầu. Hiện công ty đang nhờ tư vấn thiết kế xử lý nước thải còn khí thải thì không có vấn đề gì (?!).

Công ty cũng đã tiến hành trám lấp bê tông tại của sản xuất xeo số 8 và cho giảm thiểu tiếng ồn khu vực gần nhà dân bằng việc cho tháo bỏ một số máy móc. Còn đối với khu vực xưởng có chứa dăm gỗ, theo ông Thành đó là mùn cưa để dùng làm viên nét đốt thay than đá chứ không phải bột nguyên liệu sản xuất nhưng tới nay vẫn chưa được che chắn. Ông Hà Trọng Thành cũng cho biết thêm hiện tại công ty đang rất khó khăn, mọi khâu hoàn thiện khắc phục ô nhiễm đang làm từng bước...

Không biết liệu tình trạng vận hành chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện của Lửa Việt sẽ kéo dài tới bao giờ? Trong khi mọi hoạt động khắc phục thì nhỏ giọt và chỉ như... “ đá ném ao bèo”, nước thải vẫn xả đều vì còn chờ... vốn đầu tư thì người dân chỉ còn biết ngóng đợi mỏi mòn các cơ quan chức năng quyết liệt vào cuộc.

Bài & ảnh: Nguyễn Cường – Thu Thủy

(ANTV) - Không còn là chuyện lạ trên thị trường BĐS bấy lâu nay, thế nhưng dường như hành trình đòi “sổ hồng” căn hộ của những người dân sống tại các tòa chung cư vẫn là cuộc chiến dài hơi, chưa rõ thời điểm kết thúc. Và mới đây, hàng chục cư dân tại chung cư Thăng Long Victory, Hà Nội cũng đang “kêu cứu” vì mua nhà gần 10 năm nhưng đến nay vẫn chưa thấy sổ hồng đâu. Việc không có sổ hồng, cũng khiến cuộc sống của người dân tại Thăng Long Victory trở nên bất an.

2 tòa chung cư T1 và T2 của Thăng Long Victory được bàn giao vào năm 2015 và 2017. Theo quy định kể từ khi bàn giao nhà, trong vòng 50 ngày CĐT bắt buộc phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho cư dân. Nhưng đến nay gần 10 năm trôi qua, hàng trăm cư dân tại đây vẫn mòn mỏi chờ đợi sổ hồng.

Được biết, hầu hết các cư dân tại Thăng Long Victoty đều đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đủ điều kiện để Chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư tập đoàn Phúc Hà làm sổ hồng cho cư dân. Nhưng đã nhiều lần kiến nghị, câu trả lời mà cư dân nhận được từ chủ đầu tư vẫn chỉ là “Chúng tôi đang cố gắng hoàn thành”.

Bức xúc vì thời gian dài không được bàn giao sổ hồng, cư dân đã có các động thái mạnh mẽ để đòi quyền lợi căng băng rôn, gửi đơn thư, khiếu nại, nhưng đến nay đều chưa được giải quyết thỏa đáng.

Việc không được cấp sổ hồng khiến cuộc sống và quyền lợi của cư dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi trên danh nghĩa là có nhà nhưng không có giấy tờ chứng minh sở hữu. Cư dân muốn vay tiền, thế chấp ngân hàng để kinh doanh thì không có cơ sở pháp lý, muốn thay đổi chỗ ở cũng khó vì thủ tục chuyển nhượng phức tạp, mất thời gian.

Hơn lúc nào hết, cư dân Thăng Long Victory đang từng ngày mong chờ các cơ quan chức năng vào cuộc để giúp người dân được hưởng quyền lợi chính đáng của mình.