Kinh Thánh Tân Ước Tin Lành

Kinh Thánh Tân Ước Tin Lành

(Những người Phuc vụ ở trong Danh Sách)

) Người dân được lựa chọn của Ðức Chúa Trời được trở về Siôn

Ðức Chúa Trời là Vua của Siôn, bởi vì người dân của Ngài ở Siôn. Ðến kỳ cứu rỗi thì người dân của Ðức Chúa Trời vừa đi vừa khóc, tìm kiếm đường đi đến Siôn và trở về Siôn, rồi được liên hiệp với lời Ðức Chúa Trời, được Ðức Chúa Trời dạy dỗ, và tìm kiếm được đường sự sống. 2000 năm trước, Siôn – đô thành lẽ thật của Ðức Chúa Trời (Hêbơrơ 12:22) được Ðức Chúa Jêsus lập ra bởi các kỳ lễ trọng thể của giao ước mới; tuy nhiên, trải qua thời đại tối tăm tôn giáo, ma quỉ Satan đã phá hủy cách dâng của lễ (thờ phượng) lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời (Ðaniên 7:23, 25, 8:9-12).

Dầu vậy, đến thời đại cuối cùng, thì Ðức Thánh Linh – Ðức Chúa Trời lập lại thành Siôn lẽ thật, đến và dựng lại thành Siôn, và giăng ra sự nghiệp cứu chuộc cuối cùng để tìm kiếm lại người dân của thành Siôn (Xachari 8:3, Amốt 9:11, Hêbơrơ 9:27, Khải Huyền 7:1-4), và sự cuối cùng sẽ đến. Hỡi các anh em chị em tại Siôn, thật mong anh chị em được Ðức Chúa Trời – Ðấng luôn luôn ở cùng chúng ta tại Siôn, ban phước dư dật!

Sự phước lành của Ðức Chúa Trời được hứa đối với người dân thành Siôn

Đã là người tin vào Ðức Chúa Trời thì chắc đều đã từng nghe về cái tên “Siôn”. Tuy nhiên, thật ra thì không dễ dàng tìm ra người biết rõ ràng về Siôn. Anh chị em có biết Siôn là nơi thế nào không? Và khi người ta hỏi anh chị em rằng “Những người dân ở Siôn được nhận lãnh phước lành gì?” thì anh chị em có thể trả lời đúng theo những điều Ðức Chúa Trời đã dạy dỗ được không? Mỗi khi hỏi về lời của Ðức Chúa Trời thì chúng ta dễ thấy rằng hầu như mọi người đều giả vờ như mình biết về lời của Ngài, nhưng thực chất họ không biết mà trả lời theo sự suy xét và tri thức thông thường của họ một cách hợp lý hóa. Hiện tượng này là hậu quả của việc họ không biết ý muốn của Ðức Chúa Trời, do họ nhận sự dạy dỗ bởi giáo lý mà loài người làm ra, chứ không được nhận lời lẽ thật của Ðức Chúa Trời.

Bây giờ, cuộc sống đức tin của anh chị em ra sao? Anh chị em có đang vâng theo lời của Ðức Chúa Trời không? Nếu có, thì ấy là gì? Ấy có phải là thờ phượng Chủ nhật hay thờ phượng Thứ tư, hay cầu nguyện thức đêm Thứ sáu, hay Nôen, hay lễ cảm tạ, hay lễ mạch nha, hay tuần lễ trẻ em? Hết thảy điều đó là sự dạy dỗ của ai? Trong Kinh Thánh không có sự dạy dỗ như vậy. Hết thảy các lễ đó được lập ra bởi loài người. Giữ lễ được lập ra bởi loài người thì không những bị Đức Chúa Trời ghét, mà còn không được nhận bất cứ phước lành nào cả. Đối với người ấy, chỉ còn lại sự phán xét rủa sả bởi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời mà thôi (Êsai 1:14, Galati 1:6, Khải Huyền 22:18).

Ðó là một vấn đề rất nghiêm trọng và cũng rất quan trọng. Ðể hiểu biết lời của Ðức Chúa Trời, chúng ta phải bỏ đi suy nghĩ riêng của mình mà nhận lãnh lời của Ðức Chúa Trời một cách khiêm nhường. Thật là may mắn thay cho những người dân Siôn được lựa chọn. Ðức Chúa Trời hứa rằng duy chỉ những người dân Siôn mới được nhận phước lành sự tha tội và sự sống đời đời bởi giao ước ân điển và yêu thương. Thật đáng vui mừng và cảm tạ biết bao! Vậy thì, chúng ta hãy học một vài nội dung cơ bản về Siôn, nơi được hứa ban cho phước lành của Đức Chúa Trời.

) Nguồn gốc của cái tên “Siôn” (thành Siôn)

“Siôn” là tên của một đồi nằm ở khu vực phía Tây Nam Giêrusalem – thành phố trung tâm xứ Canaan. Thành Siôn này vốn là nơi định cư của người “Giêbusít”. Nhưng đến thời đại vua Ðavít, sau khi lên ngôi, vua chinh phục thành Siôn này và thành thuộc vào lãnh thổ Ysơraên. Vua Ðavít xây dựng thành lũy xung quanh nơi ấy và đặt tên là “thành Ðavít” hay là “thành Siôn” (II Samuên 5:3). Ðến thời đại vua Salômôn, vua dựng nên đền thánh Giêrusalem trong thành Siôn và hầu việc Ðức Chúa Trời trong đó.

Trong đền thánh Giêrusalem, nơi mà Ðức Chúa Trời lấy làm nơi ngự, người ta thờ lạy Ðức Chúa Trời bởi các tế lễ của kỳ lễ trọng thể của Ngài, và bởi tế lễ ấy mà sự phước lành của Ðức Chúa Trời được bảo đảm cho người dân của Ðức Chúa Trời. Trong các kỳ kễ trọng thể có ngày Sabát, Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Ðầu Mùa, Lễ Bảy Tuần Lễ, Lễ Kèn Thổi, Ðại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm; ngoài những lễ trọng thể định kỳ ấy ra, còn những lễ hằng hiến – lễ dâng hằng ngày, và những lễ không nhất định khác cũng được cử hành trong đền thánh nữa. Vậy, từ lúc đó, người dân Ysơraên (người dân được Ðức Chúa Trời lựa chọn) mà giữ lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời theo luật pháp ấy, được gọi là “Siôn” hay “người dân Siôn”. Thành Siôn theo nghĩa đen – nghĩa bề ngoài, nghĩa phần xác, là khu vực có đền thánh Giêrusalem được dựng nên; nhưng theo nghĩa bóng – nghĩa bề trong, nghĩa phần linh hồn, thì Siôn là nơi người dân hầu việc Ðức Chúa Trời bởi tế lễ các kỳ lễ trọng thể của Ngài, và nhờ đó được cứu rỗi, là Hội Thánh Lẽ Thật giữ gìn các kỳ lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời (Êsai 33:20-24).

) Việc gì được cử hành trong Siôn?

Trong Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời, chúng ta dâng tế lễ (thờ phượng) theo điều lệ và phép đạo hầu việc Đức Chúa Trời để nhận lãnh phước lành mà Ngài hứa cho (Lêvi Ký 23:1, Xuất Êdíptô Ký 34:27). Ở thời đại Cựu Ước, người đân đã dâng tế lễ theo luật pháp của Môise. Còn đến thời đại Tân Ước, chúng ta phải dâng tế lễ lên Ðức Chúa Trời theo luật pháp của Ðức Chúa Jêsus (Hêbơrơ 9:1-15).

Vào thời đại Môise, người dân lấy chiên hoặc bò làm lễ vật tùy theo ban của Arôn, và dâng tế lễ các kỳ lễ trọng thể bởi huyết của các con sinh ấy, nhờ đó được vượt qua tai nạn, được tha tội (Hêbơrơ 9:19-22, Xuất Êdíptô Ký 12:5-14). Tuy nhiên, vào thời đại Ðức Chúa Jêsus, người dân của Ngài dâng thờ phượng – tế lễ phần linh hồn, bởi tâm thần và lẽ thật, theo ban Mênchixêđéc – luật lệ giao ước mới, mà dâng tế lễ bởi của lễ bánh và rượu nho (Luca 22:7-20, Rôma 12:1, Giăng 4:23-24). Vậy, Ðức Chúa Jêsus đến với tư cách là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và đã cứu rỗi chúng ta rồi (Hêbơrơ 7:11-17), và Ngài cũng ban cho chúng ta chức vụ thầy tế lễ như nhà vua, để làm cho công việc Tin Lành của Ðức Chúa Trời trọn vẹn (I Phierơ 2:9).

) Ðức Chúa Trời gọi Siôn là “dân của Ta”

Ngày nay, nhiều người chủ trương rằng chỉ mỗi hội thánh hay nhà thờ mình đang đi theo là hội thánh lẽ thật chân chính ban sự cứu rỗi và sự sống đời đời. Giáo hội trưởng lão cho rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của giáo hội trưởng lão. Giáo hội giám lý cho rằng Đức Chúa Trời của giáo hội giám lý, Thiên Chúa giáo cho rằng Đức Chúa Trời của Thiên Chúa giáo, cứu thế quân cho rằng Đức Chúa Trời của cứu thế quân, nhân chứng Giêhôva cho rằng Đức Chúa Trời của nhân chứng Giêhôva. Tuy nhiên, Ðức Chúa Trời không lập ra giáo lý vô trật tự như thế. Ðức Chúa Trời là Ðấng có trật tự. Vậy thì, thông qua Kinh Thánh, chúng ta hãy xác minh các sự thật rằng Ðức Chúa Trời là Ðức Chúa Trời của Hội Thánh có lẽ thật nào, và Ngài đích thân làm chứng rằng ai là người dân của Đức Chúa Trời.

Êsai 51:16 “Ta đã để lời nói ta trong miệng ngươi, và cho ngươi núp dưới bóng bàn tay ta, đặng dựng các từng trời và lập nền đất, cùng nói với Siôn rằng: Ngươi là dân ta!”

Bản thân Ðức Chúa Trời làm chứng về Siôn rằng “Ngươi là dân Ta!” Trong thế gian có nhiều hội thánh và nhà thờ biết bao, nhưng Ðức Chúa Trời chỉ nhận định Siôn là nơi ở của người dân thuộc về Ngài. Cho nên, Siôn là kho báu lẽ thật quý trọng mà người dân của Ðức Chúa Trời phải biết.

Siôn là nơi của sự cứu rỗi, là nơi ở của Ðức Chúa Trời do đích thân Đức Chúa Trời – Đấng Chí Cao lập ra.

Thi Thiên 132:13-16 “Vì Ðức Giêhôva đã chọn Siôn; Ngài ước Siôn làm nơi ở của Ngài; Ðây là nơi an nghỉ ta đời đời; Ta sẽ ngụ ở đây, vì ta có ước ao như thế. Ta sẽ ban phước cho lương thực Siôn được dư dật, Cho những kẻ nghèo của thành ấy được ăn bánh no nê. Ta cũng sẽ mặc sự cứu rỗi cho thầy tế lễ thành ấy, Và các thánh nó sẽ reo mừng.”

Siôn phước lành thế này, là nơi ở của Ðức Chúa Trời, đồng thời là nơi nương náu mà được sắm sẵn để cứu chúng ta vào ngày tai ương cuối cùng. Ðức Chúa Trời thật yêu thương chúng ta, nên nhắc nhở chúng ta rằng ở thời đại cuối cùng khi tai ương đến thì đừng chậm trễ mà phải tránh trốn vào Siôn để được cứu.

Giêrêmi 4:5-6 “Hãy rao ra trong Giuđa; hãy truyền trong Giêrusalem rằng: Hãy thổi kèn trong đất. Hãy kêu lớn tiếng rằng: Khá nhóm nhau lại và đi vào các thành bền vững. Khá dựng cờ hướng về Siôn! Hãy trốn đi, đừng dừng lại! Vì ta khiến từ phương bắc đến một tai nạn, tức là một sự hư hại lớn.”

Ðức Chúa Trời dựng nên Siôn để làm cho chúng ta tránh khỏi được tai vạ hầu đến, và để cứu rỗi chúng ta, và cũng phán rằng người nào có tai nghe được lời của Ngài thì phải vào Siôn không chậm trễ. Siôn là nơi được hứa sự yêu thương vô hạn, sự phước lành và sự sống đời đời nữa.

Thi Thiên 133:1-3 “Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau thật tốt đẹp thay! Ấy khác nào dầu quý giá đổ ra trên đầu, Chảy xuống râu, tức râu của Arôn, Chảy đến trôn áo người; Lại khác nào sương móc Hẹtmôn, Sa xuống các núi Siôn; Vì tại đó Ðức Giêhôva đã ban phước, Tức là sự sống cho đến đời đời.”

Siôn là nơi Ðức Chúa Trời ban phước, là nơi có sự vui mừng và nơi có lẽ thật. Vậy thì, Siôn – nơi vinh quang thế này, là ở đâu và quả thật có sự việc gì ở đó?

Êsai 33:20 “Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta!”

Siôn là thành của các kỳ lễ trọng thể. Tức là, Hội Thánh giữ các kỳ lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời, ấy chính là Siôn mà Kinh Thánh nói tới. Thế thì, có các kỳ lễ trọng thể nào của Ðức Chúa Trời mà chúng ta phải giữ?

Các kỳ lễ trọng thể của Ðức Chúa Trời mà Ngài đã phán chúng ta phải giữ là như sau:

Hội Thánh nào có những lẽ thật này? Ấy chính là Hội Thánh mà Ðức Chúa Trời lập ra, là Hội Thánh chứa đựng lẽ thật, chứa đựng lời hứa về Nước Thiên Ðàng. Vả, việc ghen ghét và bắt bớ Hội Thánh (Siôn) chứa đựng lẽ thật ấy, là việc ghen ghét và bắt bớ bản thân Ðức Chúa Trời vậy. Siôn là nơi được lập ra bởi Ðức Chúa Trời – Ðấng sáng tạo ra và ban hơi thở sự sống cho loài người; lại là nơi mà Ngài phán dặn loài người phải nhóm hiệp lại; là nơi ở thánh của Ðức Chúa Trời – Ðấng làm chứng xác thật lời hứa sự sống đời đời cho chúng ta. Cho nên, kẻ nào ghen ghét Siôn là kẻ chống địch Ðức Chúa Trời và là kẻ tiên tri giả dối.

Thi Thiên 129:5-6 “Nguyện những kẻ ghét Siôn, Bị hổ thẹn và lui lại sau; Nguyện chúng nó như cỏ nơi nóc nhà, Ðã khô héo trước khi bị nhổ.”

Kẻ ghét Siôn chắc bị hổ thẹn, bị khô héo như cỏ nóc nhà. Tuy nhiên, những người giữ lòng đức tin ở Siôn cho đến cuối cùng, sẽ nhìn mắt đối mắt với Ðức Chúa Trời, dù bị kẻ tôn giáo gian dối ghen ghét.

Êsai 51:3 “Vì Ðức Giêhôva đã yên ủi Siôn; Ngài đã yên ủi mọi nơi đổ nát của nó. Ngài đã khiến đồng vắng nên như vườn Êđen, nơi sa mạc nên như vườn Ðức Giêhôva; giữa vườn ấy sẽ có sự vui vẻ, mừng rỡ, tạ ơn, và tiếng ca hát.”

Êsai 52:7-8 “Những kẻ đem tin tốt, rao sự bình an, đem tin tốt về phước lành, rao sự cứu chuộc, bảo Siôn rằng: Ðức Chúa Trời ngươi trị vì, chân của những kẻ ấy trên các núi xinh đẹp là dường nào! Tiếng những kẻ canh của ngươi! Họ cất tiếng, cùng nhau hát xướng; vì họ sẽ thấy mắt đối mắt khi Ðức Giêhôva trở về Siôn.”