Môi Trường Kinh Doanh Du Lịch Là Gì

Môi Trường Kinh Doanh Du Lịch Là Gì

Kinh doanh du lịch là các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch. Kinh doanh du lịch cũng nằm trong hệ thống lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch

Food and Beverage (F&B) - Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống là phần không thể thiếu trong kinh doanh du lịch. Đây là phần đảm bảo nhu cầu ăn uống cho du khách trong thời gian lưu trú.

Một bộ phận F&B hoàn chỉnh sẽ bao gồm đầy đủ các vị trí sau:

Khách du lịch sẽ lựa chọn điểm đến trong 4 nhóm chính sau đây:

Tour trọn gói sẽ được một công ty lữ hành lên lịch trình sẵn về đầy đủ các dịch vụ, lưu trú, vận chuyển, ăn uống, giải trí, tham quan…

Nhìn chung, du lịch trọn gói có nhiều ưu điểm thu hút mọi người như:

Đây là người thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ lữ hành, cũng là người chủ động cung cấp các thông tin liên quan đến những điểm đến trong suốt chuyến đi.

Các dịch vụ phụ trợ trong kinh doanh du lịch

Ngoài những dịch vụ kinh doanh du lịch chính ở trên thì những dịch vụ bổ sung sau đây sẽ nâng cao phần trải nghiệm cho du khách:

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm đã có đủ thông tin để hiểu về kinh doanh du lịch là gì và các loại hình kinh doanh trong ngành này.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Quảng Ninh, thời gian gần đây, lượng du khách đến với Quảng Ninh, nhất là thành phố Hạ Long tăng đột biến. Dự kiến đến hết tháng 8/2022, Quảng Ninh đón khoảng 8,2 triệu lượt du khách với tổng thu 17.559 tỷ đồng, tăng hơn gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2021. Những tín hiệu phục hồi tích cực của ngành du lịch tiếp tục tạo niềm tin mạnh mẽ cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ trên địa bàn phấn đấu cả năm 2022 đón hơn 10 triệu lượt khách, trong đó có 1,5 triệu lượt khách quốc tế.

Mới đây, tại huyện đảo Cô Tô đã xảy ra vụ việc du khách phản ánh tới đường dây nóng về việc cơ sở Coto Sunrise cung cấp dịch vụ không đúng như cam kết, không giải quyết kiến nghị của khách hàng. Nhận được thông tin, Phòng Văn hoá - Thông tin phối hợp các cơ quan chức năng của huyện làm việc với đại diện cơ sở Coto Sunrise cùng du khách có phản ánh và kết luận nội dung phản ánh của du khách đối với cơ sở Coto Sunrise là đúng. Cơ sở đã không kịp thời giải quyết phản ánh, gây bức xúc cho du khách trong thời gian lưu trú tại cơ sở. Sau khi làm việc, đại điện cơ sở Coto Sunrise đã nhận thiếu sót trong quá trình đón tiếp, phục vụ du khách và đã nghiêm túc xin lỗi, rút kinh nghiệm, đồng thời cam kết sẽ không để xảy ra những sự việc tương tự.

Huyện Cô Tô tăng cường kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nhằm bảo đảm quyền lợi của du khách khi trải nghiệm trên đảo.

Ông Nguyễn Hải Linh, Phó trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Cô Tô cho biết: Lợi dụng nhu cầu của người dân đi du lịch Cô Tô tăng cao trong dịp nghỉ hè, nhiều đối tượng trên mạng xã hội đã chào mời các tour, combo du lịch giá rẻ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Do đó, để tránh bị lừa, du khách cần tìm hiểu kỹ thông tin của người bán trước khi đặt dịch vụ.

Thời gian qua, khi hoạt động du lịch được phục hồi sau đại dịch, tình trạng một số đối tượng lừa đảo tự xưng là nhân viên hoặc cộng tác viên các công ty du lịch, hãng lữ hành hoặc khách sạn trên đảo Cô Tô chào mời, giục khách chuyển tiền đặt phòng, đặt vé tàu trước với lý do đang mùa cao điểm, nếu không đặt nhanh sẽ hết chỗ. Những đối tượng này đưa ra mức giá rẻ hơn một chút so với mặt bằng chung hoặc hứa hẹn với khách là “còn phòng” trong những ngày cao điểm hoặc đặt được những khách sạn mà các đại lý khác không đặt được. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền chuyển khoản, các đối tượng này sẽ chặn mọi liên lạc với khách. Huyện Cô Tô đã khuyến cáo du khách cần xác nhận rõ thông tin trước những lời chào mời trên mạng để tránh bị các đối tượng lừa đảo.

Việc này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp lữ hành không thể tổ chức tour du lịch do không đặt được phòng, dẫn đến sự mất ổn định trong hoạt động du lịch địa phương. Ngoài ra, tình trạng quảng cáo không đúng với loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch được công nhận; không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trước khi bắt đầu hoạt động; không báo cáo định kỳ hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật Du lịch; tự ý tăng giá các dịch vụ.

Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh Phạm Ngọc Thủy cho biết: Để chấn chỉnh hoạt động du lịch trên địa bàn, ngành du lịch tăng cường thực hiện cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ môi trường kinh doanh du lịch, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các vi phạm tăng giá, ép giá, đầu cơ, găm giữ dịch vụ, bán theo định mức trái quy định pháp luật. Đồng thời, đề nghị Hiệp hội Du lịch chủ trì, chỉ đạo các chi hội tổ chức các đơn vị ký cam kết phối hợp với ngành du lịch và các cơ quan chức năng trong công tác giám sát, quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường kinh doanh du lịch.

Sở Du lịch Quảng Ninh đã có công văn yêu cầu cơ sở lưu trú, khách sạn nghiêm túc chấp hành các quy định của nhà nước và pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thực hiện đúng các quy định về đăng ký giá, niêm yết giá. Tuyệt đối không được tùy tiện tăng giá ép khách mua, sử dụng dịch vụ combo, bán theo định mức trái quy định của pháp luật, găm giữ dịch vụ, gây sốt giá bán với giá cao để trục lợi; không bắt tay, hoặc để cho các đối tượng đầu cơ găm phòng đẩy giá dịch vụ lên cao so với giá bán của cơ sở để thu lợi bất chính từ khách du lịch; không được quảng cáo sai sự thật đối với chất lượng dịch vụ hiện có của mình.

Xây dựng môi trường kinh doanh du lịch văn minh

Để nắm bắt, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của du khách, thành phố Hạ Long đã duy trì đường dây nóng du lịch, đồng thời nắm bắt, tiếp nhận, xử lý thông tin của du khách trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội về môi trường kinh doanh du lịch. Từ phản ánh của du khách và doanh nghiệp, thành phố đã nghiêm túc chỉ đạo chấn chỉnh, xử lý các tàu du lịch tự ý tăng giá, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm… ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn. Đối với việc các quán bar, pub gây tiếng ồn, thành phố đã nhiều lần chỉ đạo kiểm tra, chấn chỉnh những vi phạm của các ki-ốt kinh doanh tại khu vực Công viên Đại Dương, yêu cầu thu hồi giấy đăng ký kinh doanh và chấm dứt hợp đồng thuê ki-ốt đối với chủ cơ sở cố tình vi phạm.

Công viên Sun World Hạ Long là điểm thu hút đông khách du lịch trong những ngày nghỉ cuối tuần.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Từ những phản ánh của du khách về giá vé tham quan, giá tàu du lịch, tàu ghép, thời gian đón tiếp khách, thái độ ứng xử với khách còn nhiều bất cập, thành phố đã tiếp nhận và xử lý nghiêm túc các cơ sở, cá nhân kinh doanh du lịch vi phạm, từng bước lập lại trật tự môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn.

Để bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, thành phố đã thành lập đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra các hoạt động kinh doanh lữ hành, cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, điểm tham quan, mua sắm… trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, thành phố tập trung đầu tư, chỉnh trang hạ tầng giao thông, đô thị, tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường cho du khách.

Ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh khẳng định, ngành du lịch Quảng Ninh đang hướng đến xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn với cơ sở vật chất tốt, nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó nâng cao chất lượng tốt phục vụ du khách, đồng thời ngành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trong việc phục vụ du khách, để khách thực sự hài lòng khi đến với Quảng Ninh.

Những loại hình trong kinh doanh du lịch

Với những đặc điểm riêng biệt, chúng ta sẽ phân ra những loại hình kinh doanh du lịch khác nhau:

Chúng ta sẽ kể đến một số loại hình kinh doanh dịch vụ phổ biến như:

VISA, còn được gọi thị thực, là một con dấu trong hộ chiếu thẻ hiện một cá nhân được phép nhập cảnh vào một quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ có quy định về điều kiện cấp VISA khác nhau (chi phí và thời gian hiệu lực).

VISA sẽ được Đại sứ quán các nước tại nước bạn đang thường trú cấp trực tiếp hoặc cấp qua một bên thứ 3 là những cơ quan chuyên môn, công ty du lịch được đại sứ quán cho phép. Các công ty du lịch sẽ yêu cầu đầy đủ giấy tờ cho thủ tục cấp VISA.

Đây là hình thức không thể thiếu trong kinh doanh du lịch. Bạn sẽ phải hiểu rõ các phương tiện vận chuyển khách lữ hành:

Tại Việt Nam hiện nay, du lịch qua đường hàng không cũng rất phát triển khi có nhiều hãng hàng không tham gia đường bay như Vietnam Airlines, Bamboo Airway, Vietravel…