Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức vào ngày 5/6 hàng năm, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn cầu.
Lướt lại các bộ đề thi TOPIK tiếng Hàn đã làm
Trong quá trình ôn thi chắc hẳn các bạn đã download các bộ đề thi các năm gần đây hoặc các đề thi thử TOPIK trên các trang mạng hoặc trung tâm cung cấp. Vào thời điểm “nước rút” các bạn nên tập trung xem lại một lần nữa những bộ đề này. Tốt nhất là nên sử dụng dưới dạng sơ đồ, viết ra các từ vựng hay xuất hiện nhất và các dạng bài như: Nghe tranh chọn đáp án, hoàn thành đoạn văn, điền trợ từ hoặc patchim,...Riêng phần nghe tranh chọn đáp án, bạn nên có mẹo làm riêng cho mình.
Thứ nhất nếu rơi vào dạng lọc keyword hãy tập trung vào các từ vựng về danh từ, động từ hoặc tính từ của hành động đã học.
Thứ hai nếu rơi vào dạng câu tìm ngữ pháp đúng nhất diễn tả hành động bạn có thể xem ở các đề thi gần đây, chủ yếu các hình ảnh rơi vào nhưng hoạt động nào. Nên học từ vựng tiếng Hàn theo chủ đề để bao quát hoặc suy đoán được nội dung bức tranh.
Kỹ năng tô đáp án: Đã có rất nhiều bạn bị mất điểm oan do tô không kín ô hoặc mờ khiến máy không nhận diện được đáp án và không có điểm câu hỏi đó. Chính vì thế đừng chủ quan hoặc vội vã trong phần này. Bạn hãy lấy những đề thi TOPIK các năm gần đây, in các tờ đáp án có ô tròn tự mình làm bài thi với thời gian như phòng thi. Đảm bảo mỗi lần chỉ nghe một lần, và tô đáp án. Kỹ năng này tuy nhỏ nhưng khi vào phòng thi bạn sẽ không tránh được áp lực vì thế hãy luyện tập trước ở nhà nhé!
Kỹ năng đọc lướt phần reading: Tranh thủ thời gian lúc giáo viên cho kiểm tra đề có bị mờ hoặc rách hay không bạn có thể lướt qua các đề thi. Khi ôn thi TOPIK tiếng Hàn ở nhà, bạn cũng cố gắng thử dành cho mình từ 2 đến 3 phút lướt xem mình có thể nhớ được những gì.
Kỹ năng phần viết: Trong giai đoạn nước rút này đừng cố học thuộc lòng cái gì cả. Mà thay vào đó hãy đọc, đọc các mẫu bài viết tiếng Hàn để biết cách viết và các ngữ pháp cơ bản.
Sức khỏe cũng là điểm quan trọng. Hạn chế thức khuya vì sẽ làm giảm sút trí nhớ của mình. Đó là điều rất cần thiết để các bạn chuẩn bị sẵn sàng chinh phục kỳ thi TOPIK sắp tới.
Trung tâm tiếng Hàn SOFL chúc các bạn ôn thi TOPIK hiệu quả, đạt kết quả tốt để thực hiện công việc và kế hoạch du học Hàn Quốc của mình.
Đừng ôn thi TOPIK quá căng thẳng
Đây không phải là lúc bạn cố gắng “nhồi nhét” quá nhiều thứ nữa. Vì dù có làm vậy chỉ cho thấy bản thân bạn đang lo lắng và căng thẳng. Điều đó chẳng giúp ích gì mà còn khiến bạn bị rối và dễ quên những điều trọng điểm như từ vựng tiếng Hàn và ngữ pháp cơ bản. Trong ngày này, tốt nhất hãy thật thoải mái, tự vẽ ra giấy những sơ đồ về cấu trúc ngữ pháp mà bạn nhớ được trước. Cái nào không nhớ được cũng đừng lo lắng, vì sau khi bạn tự check lại, biết mình sai ở đâu thiếu cái gì lúc đó có thể vẽ ra một sơ đồ những điều hay quên. Giữ cho mình một sự thoải mái nhất định. Dù cho đợt thi lần này sẽ quyết định visa du học Hàn Quốc hay là đã thi lần thứ n sau khi rớt kỳ thi TOPIK quá nhiều thì cũng không sao cả. Không nên áp lực điểm số. Ôn thi là cả một quá trình cố gắng, không phải chỉ trong một hai ngày.
Ngày Môi trường Thế giới là gì?
Ngày Môi trường Thế giới còn có tên gọi khác là ngày bảo vệ môi trường, được viết theo tên tiếng anh là World Environment Day. Đây cũng chính là một ngày đặc biệt mà người dân trên toàn cầu cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường và Trái Đất của chúng ta. Thông qua các hoạt động ý nghĩa và thiết thực, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm hơn đối với môi trường – Trái Đất xanh.
Ngày 5 tháng 6 năm 1972 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định chọn làm Ngày Môi trường Thế giới và giao cho chương trình Môi trường (UNEP) của tổ chức Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức kỷ niệm.
Trong ngày 5/6, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ công bố chính thức thông điệp bảo vệ môi trường theo từng năm. Đặc biệt trong đó không thể thiếu nội dung định hướng các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Đó cũng dịp để các tổ chức môi trường, chính phủ tham gia ký kết các hiệp ước về môi trường.
Vì sao Ngày Môi trường Thế giới ra đời?
Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống.
Hội nghị của Liên Hợp quốc về Con người & Môi trường tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thuỵ Điển từ 5 - 6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường Thế giới 5/6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới.
Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảovệ môi trường.
Sự kiện này làm cho các vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng; nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn.
Mỗi năm, Liên Hợp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP tạo ra bầu không khí cho sự kiện này. Chủ đề, khẩu hiệu và logo sẽ được chọn để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường Thế giới, cũng như các hoạt động cổ động trên toàn cầu.
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/