Chúc mừng bạn đã thêm playlist Nghệ sĩ Thanh Nga (Nữ hoàng sân khấu cải lương) thành công
Hình ảnh Thanh Nga với nhân vật Phà Ca gây thương nhớ
Trong bài viết của mình, nghệ sĩ Hữu Châu đăng hình "má Ba" (cô ruột) yêu dấu của anh cực kỳ xinh đẹp với lời ca: "Ngày mai đám cưới người ta, tại sao sơn nữ Phà Ca lại buồn".
Đây là hai câu thơ trong vở mà khán giả yêu cải lương khi nhắc tới tuồng Sơn nữ Phà Ca sẽ nhớ như in, có người còn ngâm nga theo đúng cách ca trong tuồng.
Ở tuổi mới lớn, Thanh Nga đã khiến bao người điêu đứng về nhan sắc vượt trội của mình - Ảnh: Gia đình cung cấp
Sơn nữ Phà Ca hay Người vợ không bao giờ cưới (soạn giả Kiên Giang - Phúc Nguyên, tức soạn giả Quy Sắc) là vở cải lương mang đậm dấu ấn của nghệ sĩ Thanh Nga trong vai sơn nữ Phà Ca.
Lúc đó bà đương tuổi trăng tròn. Và theo nhiều tài liệu thì bà bầu Thơ, mẹ của Thanh Nga, rất ngần ngại khi giao vai diễn dang dở tình duyên cho con gái cưng.
Tuy nhiên, các soạn giả, những người giỏi nghề thuyết phục bà bầu Thơ vì họ thấy được tài sắc của cô bé Thanh Nga.
Và những người tin tưởng Thanh Nga đã không phải thất vọng vì sự thể hiện xuất sắc của bà trong vở diễn.
Bà đã thuyết phục báo giới và các nhà chuyên môn để trở thành nghệ sĩ đầu tiên nhận giải Thanh Tâm năm 1958 với vai sơn nữ Phà Ca trong Người vợ không bao giờ cưới năm bà mới 16 tuổi.
Vai diễn này còn từng được các nghệ sĩ như Út Bạch Lan, Bạch Tuyết… thể hiện.
Thế nhưng dấu ấn của Thanh Nga với hình ảnh cô sơn nữ xinh đẹp, chịu nhiều đau đớn trong tình cảm vẫn không thể phai nhạt trong tâm trí người mộ điệu cải lương.
Trên trang cá nhân của nghệ sĩ Hà Linh, con trai cố nghệ sĩ Thanh Nga, cũng đăng hai bức ảnh, một hình ảnh của anh lúc 5, 6 tuổi và hình ảnh hiện tại bên mộ ba mẹ.
Hình ảnh đó khiến nhiều người rớt nước mắt, bởi họ thấu cảm nỗi đau đớn của Hà Linh khi cùng lúc mất cả ba và mẹ ở tuổi quá nhỏ. Và trong một hoàn cảnh quá khủng khiếp.
45 năm mồ côi với anh có lẽ lắm nỗi niềm mà khó lòng chia sẻ hết.
Nghệ sĩ Thanh Nga ra đi ở đỉnh cao sự nghiệp và sự chín muồi về nhan sắc. Bởi vậy, với nhiều khán giả, bà như một tượng đài sân khấu, một vẻ đẹp vĩnh cửu.
Khách đến viếng nghĩa trang Nghệ sĩ ở Gò Vấp thường xuyên ghé thắp nhang mộ của vợ chồng bà. Ngày giỗ, sinh nhật của bà người hâm mộ vẫn nhớ gởi hoa, quà đến gia đình.
Trong niềm thương về má Ba thân yêu của mình, nghệ sĩ Hữu Châu chia sẻ với Tuổi Trẻ Online trước khi mất nghệ sĩ Thanh Nga rất quan tâm đến công tác đạo diễn.
Anh cho biết lúc đó gia đình anh ở gần nhà thầy của anh là cô Tường Trân. Cô Tường Trân, nguyên hiệu phó Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM), là thầy của đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Hoa Hạ, Thành Lộc, Hồng Vân, Hữu Châu, Hồng Đào…
Hữu Châu kể: "Biết má Ba tôi thích, quan tâm đến công việc đạo diễn nên cô Tường Trân đã cung cấp cho má Ba tôi nhiều tài liệu để đọc và cô trò chuyện với má rất nhiều về lĩnh vực này.
Có lẽ, nếu còn sống biết đâu má sẽ nghiên cứu và có thể sẽ làm công tác đạo diễn".
Tiết lộ của Hữu Châu khiến người ta cảm thấy thú vị về "Nữ hoàng sân khấu". Không chỉ đẹp, ca hay, có lối diễn tinh tế, sang trọng mà Thanh Nga vẫn còn muốn khai phá nhiều vùng đất mới của lĩnh vực nghệ thuật.
Biết đâu, nếu không có biến cố khủng khiếp đó, làng cải lương sẽ có thêm đạo diễn Thanh Nga!
Khủng hoảng 1: Cơn sốt điện ảnh và vô tuyến truyền hình
Đầu thập niên 1970, khi trào lưu phim chưởng Hồng Kông tràn vào, thị phần cải lương và thoại kịch đều sa sút, nhiều đoàn tan rã. Cầm cự được đến năm 1972 thì phải cho người ngoài mướn cảnh trí, phông màn, phục trang, ánh sáng... Tài tử trong đoàn được phép đi thâu dĩa, đóng phim kiếm kế sinh nhai. Nghệ sĩ Thanh Nga còn phải sang đoàn Dạ Lý Hương hát tạm, lúc rảnh thì quậy siro cho các cháu đi bán dạo kiếm thêm. Kép Hữu Thình và vợ Thanh Lệ lên Long Khánh mua bắp về bán theo kí. Nghệ sĩ Bảo Quốc và vợ Thu Thủy đẩy xe sinh tố vỉa hè.
Đoàn cũng cho phép nghệ sĩ Hữu Phước thuê xác gánh để lập đoàn Thanh Minh - Hương Lan, nhưng không trụ nổi ở Sài Gòn đành xuống Gò Công trương biển hiệu. Tuy nhiên, chỉ vài tháng đoàn này cũng rã.
Đoàn Thanh Minh - Thanh Nga cứ tồn tại lay lắt đến thời điểm 30 tháng 04. Khi chính quyền mới lên, đa số gánh hát miền Nam rã ngũ.
Tháng 08 cùng năm, Thanh Minh - Thanh Nga bất ngờ tái xuất tại rạp Hưng Đạo với tuồng Tấm lòng của biển, chỉ vài giờ đồng hồ đã bán sạch vé. Thanh Minh - Thanh Nga thời kì này trở lại là gánh hát có lượng khán giả quan tâm lớn nhất.
Năm 1976, đôi nghệ sĩ Phùng Há - Thanh Nga được chính phủ đặc cách mời ra Hà Nội tái diễn vở Phụng Nghi Đình[3] để chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV.
Năm 1978, khi xảy ra Vụ án Thanh Nga, không khí trong đoàn tạm chùng xuống, tuy nhiên suất diễn vẫn không ngưng.
Năm 1979, do chính sách quốc hữu hóa doanh nghiệp và biểu diễn nghệ thuật, như mọi đoàn khác, Thanh Minh - Thanh Nga nằm dưới quyền quản lí trực tiếp của Sở Văn hóa Thông tin Thành phố với tên gọi Đoàn Nghệ thuật Cải lương Thanh Minh Thanh Nga. Sở cử cán bộ và kế toán về lo các khoản thu chi, phương thức hoạt động, bà Nguyễn Thị Thơ chỉ gánh phần chuyên môn.
Năm 1985, sau hai cái tang liên tiếp nữa, bà bầu Thơ nghỉ hẳn. Đến năm 1988 thì bà mất. Thời kì này, nhân sự đoàn chủ yếu là thân nhân trong gia đình.
Năm 1986, chính sách Đổi mới cho phép các tổ chức biểu diễn nghệ thuật tư lập cũ mới được tự do hoạt động. Thanh Minh - Thanh Nga đăng kí bảo hộ thương mại với danh xưng Đoàn cải lương Thanh Nga. Bấy giờ, mọi doanh thu đều dựa vào tên tuổi nghệ sĩ Bảo Quốc, người đang nổi với danh hiệu đệ nhất danh hài nhờ loạt kịch phẩm truyền hình Trong nhà ngoài phố.
Trong suốt thập niên 1990, Bảo Quốc là một trong những danh hài đắt sô nhất Việt Nam, góp mặt trong hàng ngàn băng từ, liên tục lên truyền hình và điện ảnh. Mặc dù chuyên đóng vai hề, nhưng khi ông vừa về Nhà hát Trần Hữu Trang đã lĩnh lương hạng A, tương đương mọi kép chánh. Đoàn Thanh Nga thời này hoạt động trầm hơn, nhưng nhiều tài tử trong đoàn trở thành tên tuổi được ưa chuộng và có mật độ xuất hiện trên băng đĩa rất lớn.
Nhưng sang thập niên 2000, khi phong trào cải lương lâm cảnh đắp chiếu, nghệ sĩ nhiều người phải bỏ nghề hoặc lấn sang địa hạt truyền hình. Sân khấu cổ truyền hầu như chỉ xuất hiện tại các hoạt động thiện nguyện hoặc lễ lạt, một loạt hình mới là tấu hài được coi như cứu vãn tạm thời.
Năm 2005, ông bầu Hữu Lộc lập Công ty Nụ Cười Mới, vinh danh được một số tài tử như Nhật Cường, Hoài Linh, Trường Giang, Chí Tài, Hứa Minh Đạt, Lâm Vỹ Dạ, Nam Thư, Tân Chề, Long Đẹp Trai, Quách Ngọc Tuyên, Hoàng Mèo, Đại Ngọc Trâm... Năm 2010, nghệ sĩ Hữu Lộc mất, nghệ sĩ Vũ Văn Long (Long Đẹp Trai) kế nhiệm chức giám đốc. Đến năm 2018, thì Nụ Cười Mới phải tuyên bố phá sản do nghệ sĩ gạo cội đi hết, vé bán ra không bù lỗ được.
Theo lời nghệ sĩ Bảo Quốc, ngày nay tuy đoàn vẫn hoạt động âm thầm nhưng phải chuyển hướng đa lĩnh vực để đảm bảo thu nhập cho nghệ sĩ và nhằm bảo lưu thương hiệu Thanh Nga[4].
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um
Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.
Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.
Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.
Cố nghệ sĩ Thanh Nga quá xinh đẹp với nhân vật Phà Ca khi bà mới 16 tuổi - Ảnh: Gia đình cung cấp
Anh đăng trên trang cá nhân: "25-10 âm lịch là tiên thường, 26-10 âm lịch là ngày giỗ của nàng ấy rồi. Thương ơi là thương!".
Bên dưới status của anh, rất nhiều nghệ sĩ, khán giả comment bày tỏ niềm thương tiếc với một nghệ sĩ cải lương "trăm năm có một", "Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga.