Soạn Bài 2 Quốc Phòng 12 Cánh Diều

Soạn Bài 2 Quốc Phòng 12 Cánh Diều

Danh sách bài giải môn giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều. Các bài học được sắp xếp theo đúng trình tự chương trình sách giáo khoa. Trong mỗi bài đều được giải cụ thể, chi tiết từng câu hỏi. Hi vọng, tech12h.com giúp bạn học tốt hơn môn giáo dục quốc phòng và an ninh 10 cánh diều.

CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

* Nhiệm vụ 1: Khám phá, hoàn thành phiếu học tập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin SGK để tìm hiểu về một số quy định về trật tự, an toàn giao thông đường sắt và trả lời câu hỏi Khám phá 3:

Theo em, những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt?

Đại diện một vài HS trình bày câu trả lời và GV chốt lại đáp án dựa trên thông tin SGK và theo Luật Đường sắt (Luật số 06/2017/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 16-6-2017)

- GV cho lớp làm việc nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho HS sử dụng kĩ thuật "Lược đồ tư duy" hoàn thành Phiếu học tập 4.3. (Phiếu học tập được đính kèm cuối bài)

Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin SGK, thảo luận để trả lời câu hỏi của GV và hoàn thành bài tập trong phiếu.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi; đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu lần lượt nội dung câu hỏi Câu 4.21, câu 4.22 và Câu 4.23 SBT và yêu cầu HS vận dụng kĩ thuật "Hợp tác" trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý SBT, lắng nghe câu hỏi của GV và suy nghĩ nhanh, hợp tác nhóm, trao đổi câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS đưa ra câu trả lời, một số HS khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá các ý kiến của HS và dẫn dắt chuyển sang nội dung tiếp theo.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống trong hoạt động Luyện tập 2 (SGK tr.27):

Tan học, Hùng và Hưng rủ nhau đi chơi ở đường tàu hỏa, tiện đi tắt về nhà qua lối đi tự mở cắt ngang qua đường tàu. Hai bạn thi đi bộ trên đường ray, sau đó chụp ảnh rồi ngồi chơi cỏ gà. Nghe tiếng còi tàu hỏa, Hùng lấy đá xếp lên đường ray, để xem đá bị nghiền nát khi tàu chạy qua, Hưng nhổ mấy cây hoa để tung lên tàu chào hành khách. Em hãy phân tích những hành vi vi phạm Luật Đường sắt trong tình huống trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc tình huống, sử dụng kĩ thuật "Tia chớp" trao đổi và suy nghĩ nhanh xử lí tình huống.

(GV tổ chức cho HS đóng vai, xây dựng tình huống nếu có nhiều thời gian)

-GV khuyến khích HS nhanh chóng đưa ra phương án xử lí  .

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một vài HS xung phong chia sẻ ý kiến của mình.

- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, đưa ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá các ý kiến của HS trên cơ sở SGK và tham khảo thông tin: Những hành vi vi phạm Luật Đường sắt gồm: đi chơi ở đường tàu hỏa, đi tắt về nhà qua lối đi tự mở, thi đi bộ, chụp ảnh, chơi chọi gà trên đường ray; xếp đá trên đường ray; tung hoa lên tàu chào hành khách.

3. Một số quy định về trật tự, an toàn giao thông đường sắt

Một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt (theo Điều 9):

- Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; tự mở lối đi qua đường sắt, làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.

- Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh. - Xảchất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

- Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt; đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.

Những hành vi vi phạm Luật Đường sắt trong tình huống:

+ Lấn chiếm hàng lang an toàn giao thông đướng sắt; tự mở lối đi qua đường sắt.

+ Ném cây hoa lên tàu, lấy đá xếp lên đường ray.

BÀI 4. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

KHÁI NIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” VÀ BẠO LOẠN LẬT ĐỔ

a. Chiến lược “diễn biến hòa bình”

“Diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành, nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự.

Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, lực lượng đối lập trong nước hoặc câu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương.

2. Mối quan hệ giữa chiến lược “Diễn biến hóa bình” và bạo loạn lật đổ

+ “Diễn biến hoà bình” làm cho đối phương suy yếu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh,... tạo cơ sở tiền đề và thời cơ để bạo loạn lật đổ diễn ra.

+ Bạo loạn lật đổ là hệ quả tất yếu đồng thời là nhân tố thúc đẩy “diễn biến hoà bình” diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn, gây ra hậu quả nặng nề hơn. Bạo loạn lật đổ thực hiện mục tiêu cuối cùng của chiến lược “diễn biến hoà bình”.

II. ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”

Chiến lược “diễn biến hoà bình” tiến hành các hoạt động phá hoại tổng hợp về tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng và an ninh, văn hoá, trong đó có một số nội dung sau:

+ Tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Kêu gọi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, tác động chuyển hoá những phần tử xấu, thoái hoá, bất mãn trong hệ thống chính trị và trong xã hội;

+ Lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhân đạo nước ngoài ở Việt Nam, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống Việt Nam.

+ Phân hoá, chia rẽ hàng ngũ cán bộ trong Chính phủ Việt Nam, tạo phân hoá giữa lối sống của cán bộ, đảng viên với quần chúng, nhân dân lao động

+ Tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức phản động lưu vong người Việt, móc nối, chỉ đạo các phần tử phản động chống chính quyền, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo.

+ Phá hoại các chính sách kinh tế của Việt Nam, hình thành các liên minh về kinh tế giữa các nước lớn để gây sức ép với Việt Nam, đưa ra các luật chống phá kinh tế, kéo dài các dự luật trừng phạt kinh tế.

+ Tạo khủng hoảng ngân hàng, tài chính, gây bức xúc, bất công trong các cơ sở kinh tế vốn nước ngoài hoặc liên doanh.

+ Xuyên tạc để xoá bỏ hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ", gây mẫu thuẫn, chia rẽ quân với dân, quân đội với công an;

+ Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang, trước hết là đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

+ Tổ chức các cuộc diễn tập, tập trận lớn với sự tham gia của một số quốc gia trong khu vực;

+ Tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện quân sự tại khu vực nhằm gây sức ép với Việt Nam.

+ Làm rối loạn hệ thống giá trị đích thực của nền văn hoá Việt Nam, thúc đẩy cải cách văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thông, giáo dục, đào tạo theo khuynh hướng cực đoan, đối lập.

+ Lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội và internet để bôi nhọ, xuyên tạc lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

+ Thông tin sai sự thật, làm nóng các vấn đề xã hội, truyền bá lối sống hưởng thụ, phát tán các tác phẩm phản động, đồi truy; tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng đối lập,...

2. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện bạo loạn lật đổ

Gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từ đó lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương.

+ Lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội kích động tư tưởng chống chính quyền, xuyên tạc, thổi phồng những tiêu cực trong đời sống xã hội, sự gia tăng phân hoá, phân tầng xã hội, diễn biến phức tạp của vấn đề tôn giáo, dân tộc, an ninh nông thôn,...

+ Lôi kéo, mua chuộc, lừa bịp, ép buộc quần chúng, nhân dân lao động biểu tình trái pháp luật, chống chính quyền địa phương; câu kết các thế lực thù địch ở nước ngoài với các thế lực thù địch ở trong nước, hình thành lực lượng vũ trang bạo loạn, lực lượng cầm đầu,…

+ Mua sắm, tàng trữ vũ khí, phương tiện bằng cách móc nối với cán bộ trong nội bộ, các thế lực thù địch ở nước ngoài, chuẩn bị tài chính thông qua quyên góp từ các đối tượng chủ mưu, cầm dầu, nhận từ các đối tượng thủ địch; xây dựng kế hoạch gây bạo loạn lật đổ, chờ thời cơ.

+ Lợi dụng thời cơ khi tình hình chính trị quốc tế, khu vực, các nước láng giềng có biến động, trong nước diễn ra các sự kiện chính trị lớn, khi xảy ra gây rối an ninh, trật tự xã hội,... để thực hiện kế hoạch bạo loạn lật đổ.

+ Tiến hành bạo loạn từ nhỏ đến vừa và lớn, trước hết là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo; tập trung đánh chiếm trụ sở chính quyền các cấp, trung tâm thông tin, tài chính, ngân hàng, các đầu mối giao thông, ...

+ Mở rộng phạm vi bạo loạn bằng cách tiếp tục tập hợp lực lượng, câu kết với các đối tượng thù dịch ở các địa bàn khác, quốc tế hoa vụ bạo loạn, ...

+ Lợi dụng ưu thế truyền tin nhanh, rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội để đưa tin, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây bức xúc xã hội khi bạo loạn lật đổ vừa xảy ra.

II. PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ

2. Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.